Tự mình cũng có thể lắp đặt ống dẫn nước
31/03/2021Có đôi khi thời gian gọi thợ mất thời gian hơn rất nhiều. Những việc vặt vãnh không đáng để tạo ra công thợ. Bạn nên tự mình lắp một hệ thống nước đơn giản cho các thiết bị sử dụng nước bạn mới mua. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tự làm với một vài dụng cụ đơn giản với loại ống nhựa PVC.
Thường khi bạn muốn tạo ra thêm vòi nước hay sửa ống nước để sử dụng ở đâu đó. Hoặc thay đổi những vị trí của máy giặt, máy lọc… Là lúc bạn cần thể hiện tay nghề của mình. Nếu bạn không làm được có thể gọi dịch vụ.
Hệ thống thoát nước trong các gia đình là một vấn đề vô cùng quan trọng khi thiết kế nhà ở. Chúng đảm bảo cho bạn có được một cuộc sống an toàn, tránh gặp phải những rủi ro, khó khăn trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó cũng cần phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các thành viên trong nhà. Vậy hãy cùng tìm hiểu về cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà để có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.
Hãy cùng Exu tìm hiểu chủ đề này. Exu rất vui khi cung cấp thông tin đến các bạn.
Lắp đặt đường ống nước trong nhà cần có những hệ thống gì?
Khi lắp đặt đường ống nước trong nhà bạn cần phải đảm bảo đủ 4 hệ thống đó là:
Hệ thống cấp nước
Là hệ thống đường ống có chức năng vận chuyển nước từ nguồn cấp đến các thiết bị cần phải sử dụng nước trong ngôi nhà của bạn. Và đường ống dẫn nước nóng đến các thiết bị cần thiết trong nhà. Không có hệ thống này thì nhà bán sẽ không có đủ nước để sinh hoạt.
Nguồn cấp nước hoàn toàn không giới hạn. Đó có thể là nước từ hệ thống công cộng, nước máy, nước ao hồ, giếng khoan… Tùy vào nhu cầu sử dụng mà gia đình sẽ đi hệ thống cấp nước cho phù hợp.
Hệ thống thoát nước
Lắp đặt đường ống nước trong nhà thì không thể thiếu được hệ thống để thoát nước. Hệ thống này bao gồm các loại ống thoát nước sinh hoạt, ống cống với mục đích là đảo thải nước từ trong nhà ra nơi xử lý.
Hệ thống thông khí
Là hệ thống bao gồm các loại ống đặt ở trên không, cao hơn mái nhà. Chúng sẽ được thông với hệ thống thoát nước để cung cấp khí cho hệ thống này. Như vậy sẽ giúp dòng chảy của nước hoạt động tốt hơn.
Thiết bị, máy móc sử dụng nước
Thiết bị này bao gồm các loại như: bồn cầu, máy giặt, bình nước nóng… Chúng bắt buộc phải được thông khí cũng như trang bị bẫy kín nước ở trong đường ống thải. Tác dụng chính là để ngăn mùi từ hệ thống nước thải bốc lên.
Các quy định và cách lắp đặt sơ đồ hệ thống cấp thoát nước
Để đảm bảo việc sử dụng dễ dàng, hoạt động thông suốt và lâu bền thì bạn cần phải biết về các quy định trong cách lắp đặt hệ thống nước trong nhà. Cụ thể là:
Quy định về kích thước đường ống
Mỗi một hệ thống đường ống lại có những quy định khác nhau mà chủ nhà cần phải biết.
Đầu tiên là ống cấp nước sẽ có 2 hệ thống chính là: ống cấp nước chính từ nguồn nước vào trong nhà và đường ống nhánh nối trực tiếp với thiết bị.
- Đường kính của ống chính tối thiểu 20mm.
- Đường kính của ống phụ tối thiểu 13mm.
Đối với ống thoát nước thì tùy vào mục đích sử dụng mà chủ nhà sẽ chọn ống có đường kính khác nhau. Một vài ví dụ như:
- Ống thoát của toàn bộ nhà phải có đường kính tối thiểu 102mm.
- Ống thoát máy giặt, bồn cầu, thoát nước sàn nhà tắm đường kính tối thiểu 38mm.
Ống thông khí cũng bao gồm 2 loại là ống thoát trực tiếp và ống thông khác.
- Đường kính của ống thông trực tiếp phải hơn 78mm.
- Đường kính của ống thông khác phải lớn hơn 38mm.
Quy định về vật liệu và thiết bị ống
Các loại ống thoát nước hiện nay được bán rất nhiều trên thị trường. Về chất liệu cũng khá đa dạng ví dụ như: nhựa PVC, nhựa ABS, ống đồng, ống kẽm… Tùy vào từng công trình, nhu cầu sử dụng mà chủ nhà sẽ chọn chất liệu phù hợp.
Cách lắp đặt sơ đồ hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng
Hệ thống thoát nước trong nhà sẽ bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Bao gồm: đường ống chính, ống thoát dọc, ống thoát ngang, mối nối, cửa thăm, cửa ngang, bẫy nước, hệ thống thông khí. Khi bạn thực hiện cách lắp đặt hệ thống nước trong nhà thì cần chú ý những điều sau đây:
- Quan tâm đến những yêu cầu về các mối nối và số lượng của cửa thăm tiêu chuẩn.
- Không sử dụng các mối nối có hình chữ T, X đối với các hệ thống thoát nước thải.
- Không sử dụng các mối nối quá phức tạp.
- Đường ống ngang phải có độ dốc tiêu chuẩn để dòng chảy được lưu thông một cách dễ dàng nhất.
- Tính toán và lắp đặt cửa thăm làm sao phải thật hợp lý. Chúng phải được đặt gần với ống thoát nước chính cũng như các ống xả. Như vậy bạn có thể dễ dàng tiếp cận với chúng trong quá trình sửa chữa nếu có sự cố xảy ra.
- Hệ thống thông khí phải được làm đúng kỹ thuật, lắp đặt cẩn thận để đảm bảo không thải khí độc cũng như mùi hôi ra môi trường sống.
Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà
Cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính và chúng ta phải tuân thủ theo quy trình này khi thực hiện.
Giai đoạn 1: Sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước
Để vẽ được sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp nước, chủ nhà cần phải xác định những tiêu chuẩn cấp thoát nước trong nhà. Có như vậy thì sơ đồ mới lên được một cách cẩn thận, chi tiết, tỉ mỉ. Việc vận hành của hệ thống ống nước sau này cũng trơn tru hơn.
Sơ đồ của bản vẽ cấp thoát nước trong nhà gồm 2 hệ thống chính là: hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu về một vài ví dụ liên quan đến sơ đồ các bản vẽ cấp nước cho các công trình.
Sơ đồ bản vẽ cấp thoát nước nhà cao tầng
Đây là một kiểu sơ đồ khá điển hình mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp. Kích thước của đường ống phải đạt tiêu chuẩn cho phép. Nhìn vào sơ đồ có thể thấy rằng, hệ thống cấp thoát nước của các tầng được liên kết khá hoa học và bài bản.
Sơ đồ bản vẽ cấp thoát nước nhà dân dụng, nhà phố
Đối với những ngôi nhà dân dụng, nhà phố phải đạt thông số tối thiểu và chiều dài tối đa của 1 van cho đến 1 vật cố định là 1m500. Các vị trí của ống cống, ống khí cũng cần phải được xác định một cách rõ ràng.
Sơ đồ lắp đặt đường nước trong nhà tắm, nước sinh hoạt
Đối với hệ thống đường nước trong nhà tắm sẽ bao gồm đường ống chính vào nhà và hệ thống nhánh. Hệ thống thoát nước trong nhà tắm là cực kỳ quan trọng với nhiều thiết bị khác nhau như: nhà tắm, toilet, bồn rửa mặt, bồn cầu, máy giặt… Chính vì vậy cần phải được bố trí làm sao thật khoa học để đảm bảo cho tốc độ lưu thông của dòng chảy.
Sơ đồ bản vẽ cấp thoát nước trong nhà cho hệ thống thoát nước thải và thoát khí
Tất cả đường ống dẫn nước thải sẽ phải được nối với hệ thống thoát nước chung của khu phố để đến khu vực xử lý tập trung. Chính vì thế mà hệ thống thông khí là không thể thiếu. Chúng sẽ có tác dụng ngăn mùi hôi bốc ngược lại vào nhà của bạn. Đồng thời hạn chế tình trạng nghẹt cống do thiếu hơi.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng
Ống cấp nước thải tái sử dụng sẽ gồm 3 loại chính là nước thải, nước đã tái chế và nước tận dụng. Nên phân loại một cách rõ ràng để tránh lãng phí.
Giai đoạn 2: Triển khai mặt bằng thiết kế cấp thoát nước
Sau khi đã có sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp thoát nước và bản kiến trúc mặt bằng, việc tiếp theo là triển khai mặt bằng cấp thoát nước trong ngôi nhà. Khi thực hiện, hãy chú ý đến các hộp gen chứa và đường ống cấp nước, thoát nước sao cho thật hợp lý để tối ưu hóa không gian sử dụng.
Các đường ống nước nóng và lạnh cần bố trí trên mặt bằng để giúp tiết kiệm diện tích và an toàn hơn khi sử dụng. Bên cạnh đó, cũng không thể quên được vị trí đặt đồng hồ đo nước, máy bơm và bể tự hoại sắp xếp sao cho phù hợp, vừa mắt, dễ bảo trì khi có sự cố xảy ra.
Giai đoạn 3: Chi tiết lắp đặt hệ thống thiết kế cấp thoát nước
Đến lúc này, bạn cần phải có một bản vẽ chi tiết cho việc lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. Phải xác định rõ vị trí của từng thiết bị, bộ phận ra sao để chỉ cần nhìn vào đó là kỹ sư điện nước đã có thể thi công được đúng như vậy.
Giai đoạn 4: Cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà theo quy trình
Hoàn thiện việc lắp đặt ống nước ở trong nhà bằng việc thi công theo đúng quy trình. Thợ thi công sẽ lắp đặt từng chi tiết, đường ống theo như những gì đã được thiết kế. Điều này sẽ giúp việc lắp đặt ống nhanh chóng, dễ dàng, không bị sai sót dẫn đến đục phá tường. Sau khi lắp đặt xong, bạn nên giữ lại bản vẽ để khi có sự cố xảy ra sẽ xử lý một cách chính xác.
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà
Các bước thực hiện việc lắp đặt hệ thống ống nước gồm có:
- Định vị lấy dấu. Việc định vị cũng có tiêu chuẩn, quy định. Chủ nhà giám sát trong quá trình thực hiện không để xảy ra sai sót.
- Lắp đặt đường ống cấp nước. Trước hết cần phải kiểm tra về chất lượng của vật liệu. Sau đó thực hiện cắt hàn thủ công theo số đó. Cuối cùng là lắp đặt sao cho đường ống đi chìm trong tường của khu vệ sinh để sau này xi măng sẽ trát cố định lên ống.
- Lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm. Hãy căn cứ vào bản vẽ để lắp đặt thiết bị này thật chính xác. Như vậy khi hoạt động máy bơm sẽ không bị rung.
- Lắp đặt đường ống thoát nước. Hãy thi công lắp đặt đường ống theo hướng từ dưới lên trên như vậy sẽ dễ dàng và thuận tiện.
- Lắp đặt thiết bị vệ sinh. Sau khi đã trát, ốp đã được hoàn thành thì bạn có thể lắp đặt các thiết bị vệ sinh vào vị trí. Hãy thử nước sau khi lắp để đảm bảo sử dụng một cách trơn tru, dễ dàng.
- Vệ sinh và bàn giao lại công trình. Sau khi đã lắp đặt xong đầy đủ các đường ống cũng như thiết bị, việc cuối cùng là vệ sinh lại khu vực vệ sinh sạch sẽ và bàn giao lại công trình cho chủ nhà.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất liên quan đến cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà mà chúng ta cần phải nắm bắt được. Như vậy thì việc thi công sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nguồn: meeyland.com