09 lỗi thiết kế nội thất nhà bếp bạn nên tránh

09 lỗi thiết kế nội thất nhà bếp bạn nên tránh

01/04/2021 0 Hoàng Thị Hằng 1,678

Phòng bếp được coi là trái tim của ngôi nhà; đây là nơi cả gia đình cùng quây quần đoàn tụ; thưởng thức bữa tối sau một ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi. Dù có diện tích lớn hoặc nhỏ, nội thất nhà bếp cũng cần được thiết kế một cách tỉ mỉ và phải có tính toán hợp lý.

Đối với những người không chuyên, chắc chắn không thể tránh khỏi các lỗi thông thường khi tự thiết kế nhà mình. Nhất là với các không gian phức tạp như nhà bếp, thì những lỗi thiết kế rất dễ gặp phải do số lượng trang thiết bị, nội thất lớn, nhu cầu sử dụng hàng ngày đòi hỏi tính toán lưu thông hợp lý. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên lo lắng bởi vì các lỗi thiết kế trong nhà bếp có thể được hóa giải đơn giản nếu bạn đọc qua bài viết này của chúng tôi.

Thông thường, một phòng bếp thường bố trí đầy đủ với ba khu vực lần lượt là khu lưu trữ bao gồm tủ lạnh, tủ chứa đồ, tủ chẩn bị, khu vực dọn rửa với bồn rửa và khu vực nấu nướng gồm bếp các loại. Tuy nhiên, với phòng bếp nhỏ, hạn chế về diện tích thì cần xem hướng bếp theo tuổi. Nhiều hộ gia đinh lại áp dụng 1 số giải pháp với mục đích tiết kiệm tuy nhiên lại hóa bất tiện và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bài viết dưới đây liệt kê 9 lỗi thiết kế bếp thường gặp mà những gia chủ có thể tham khảo để tránh bất tiện khi sử dụng bếp thường xuyên.

Hãy cùng Exu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi rất vui khi được cung cấp thông tin đến quí bạn đọc.

Sử dụng sàn nhà bếp chưa phù hợp

Gỗ công nghiệp là vật liệu được dùng phổ biến cho sàn bếp; về lâu dài; sàn bếp dễ bị bong bật và ẩm thấp. Nhưng nếu lát sàn bếp bằng gạch; khi di chuyển sẽ cảm thấy lạnh chân. Cách tốt nhất là; kết hợp cả 2 loại vật liệu gạch và gỗ. Bạn có thể lựa chọn lát sàn gạch ở những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước và lát sàn gỗ ở những khu vực còn lại; tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng của từng người.

09 lỗi thiết kế nội thất nhà bếp bạn nên tránh

Kết hợp gạch và sàn gỗ đảm bảo độ bền cao hơn cho vật liệu sử dụng. Nếu đã lựa chọn sàn gỗ; các bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng thảm trải sàn.Thảm trải sàn là cách nhanh nhất hạn chế gỗ tiếp xúc trực tiếp với nước ẩm

Không có khoảng cách cách giữa các thiết bị nhà bếp

Giữa tủ lạnh; bồn rửa và bếp điện phải có một vùng đệm. Ví dụ: không nên đặt lò nướng cạnh tủ lạnh; tủ lạnh có thể bị hỏng nhanh hơn. Bên cạnh đó; nên đặt bếp cách xa chỗ bồn rửa để tránh bị ướt nước. Thiết kế “tam giác công năng” hợp lý chính là sự kết hợp tuyệt vời của 3 khu vực: Kho/lưu trữ – Rửa/sơ chế – Chế biến.

Khoảng cách hợp lý giữa các thiết bị bếp. Nhà bếp hiện đại với sự sắp đặt hợp lý các thiết bị dân dụng. Thiết kế bếp với tam giác công năng hợp lý để thuận tiện trong quá trình sử dụng

Bồn rửa không tiện lợi

Điều quan trọng khi lắp bồn rửa là phải đảm bảo sự tiện lợi và hữu ích. Bồn rửa rộng và được làm bằng chất liệu chịu nhiệt cao là sản phẩm nên chọn. Ngoài ra; các chuyên gia cho rằng độ sâu của bồn rửa tốt nhất là hơn 17cm.

Bồn rửa phù hợp với độ sâu hơn 17cm . Bồn rửa hai ngăn được sử dụng phổ biến để phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Bồn rửa nên có vòi rửa linh hoạt điều chỉnh theo mục đích sử dụng

Để hở phần chân dưới tủ bếp

Độ hở ở chân tủ bếp có thể gây phiền toái trong vấn đề vệ sinh. Chúng có thể là nơi sinh sống của bụi bẩn; gián; chuột… Nhà bếp trông sẽ gọn gàng hơn với tấm gỗ hơn 12cm lắp ở dưới chân; để giảm bớt khoảng trống không cần thiết trong thiết kế bếp hiện đại.

Khoảng trống được che lấp tăng tính thẩm mỹ cho tủ bếp. Với hệ thống tủ bếp sát sàn mang lại sự thoải mái và tiện lợi cho gia chủ. Không gian căn bếp trở nên gọn gàng và đẹp mắt hơn với các tủ bếp sát chân.

Không đủ ánh sáng

Ánh sáng là phần quan trọng của nhà bếp. Một căn bếp không đủ ánh sáng sẽ gây ra sự bất tiện và phiền toái vô cùng cho người sử dụng. Để khắc phục lỗi thiết kế này; cần lắp thêm đèn mặt dưới tủ bếp hoặc đèn trần với số lượng vừa đủ.

Lắp đặt thêm đèn ở mặt dưới tủ bếp là cách làm mang lại hiệu quả tối đa. Không gian ngập tràn ánh sáng làm tăng thêm sức sống cho căn nhà. Căn bếp đón ánh sáng tự nhiên giúp không khí cũng trở nên thoáng đãng

Lắp tấm thủy tinh acrylic trong bếp sai cách

Một tấm thủy tinh acrylic giúp nhà bếp đẹp hơn; nhưng bụi bẩn có thể bám vào mặt sau kính. Bạn nên đầu tư cho các loại kính có khổ lớn và độ bền cao để đảm bảo độ bền và sự vệ sinh cho căn bếp. Đồng thời cần biết cách vệ sinh kính ốp bếp luôn sạch sẽ để giữ tính thẩm mỹ và độ bền của tường.Kính ốp chọn loại khổ lớn để giữ vệ sinh được lâu dài

Tủ bếp tông trắng chủ đạo kết hợp với kính ốp bếp xanh ngọc tạo nét hài hòa. Lắp thêm một máy hút mùi giúp hút hơi dầu; mùi thức ăn đảm bảo sự thông thoáng

Không tận dụng các góc tủ bếp

Bạn nên tận dụng các góc tủ đặc biệt khi nhà bếp có diện tích nhỏ. Khay xoay có thể thay thế các ngăn kéo không hữu ích. Bên cạnh đó; bạn cũng cần chú ý đến sự tiện lợi trước khi nghĩ đến chi phí tài chính. Vì điều này giúp tủ bếp sạch sẽ và để được nhiều đồ vào trong; dễ sử dụng thay vì ngăn kéo tối và rỗng.

Góc bếp được tận dụng hợp lý sẽ đảm bảo vệ sinh và tính thẩm mỹ.Kệ góc tủ bếp vệ sinh và hiện đại. Hệ tủ được khéo léo lắp đặt ở góc tủ bếp đem lại sự tiện nghi cho căn bếp

Lắp tủ bếp vào tường kém chịu lực

Bạn chỉ nên đặt tủ bếp ở trên tường có thể chịu lực. Nếu như tường là thạch cao; hoặc tường nhà đã cũ; xuống cấp… việc lắp đặt tủ bếp trên tường là không khả thi bởi tường sẽ không thể chịu được sức nặng. Trong trường hợp này; các kệ tủ đứng; hoặc các ngăn tủ tích hợp ở đảo bếp sẽ là sự lựa chọn hợp lý giúp bạn có thêm không gian lưu trữ đồ dùng.

Tủ bếp treo tường là lựa chọn không khôn ngoan đối với tường chịu lực kém. Tủ kệ; giá để đồ… tích hợp là cách khắc phục có thể áp dụng trong trường hợp này. Kệ bếp âm tường cũng là giải pháp hợp lý; tuy nhiên chỉ có thể áp dụng tùy theo kết cấu của căn nhà.

09 lỗi thiết kế nội thất nhà bếp bạn nên tránh

Sắp xếp thiết bị nhà bếp không tiện lợi

Các đồ dùng nhà bếp không nên đặt quá cao hay quá thấp; tùy thuộc vào chiều cao của người dùng để có cách bố trí hợp lý nhưng tốt nhất ngang thắt lưng. Ví dụ: không nên đặt lò nướng sát sàn nhà để tránh bất tiện và giữ an toàn. Bạn nên bố trí lò nướng cao hơn sàn một chút để xử lý các tình huống dễ dàng như vặn chỉnh nhiệt độ hay lấy khay nướng ra ngoài.

Sự an toàn và tiện lợi đến từ việc sắp xếp hợp lý các thiết bị nhà bếp. Chạn bát được bố trí ngay phía trên bồn rửa đảm bảo vệ sinh. Từ những căn bếp tối giản cũng cần có sự sắp xếp hợp lý vị trí các thiết bị nấu nướng.

Với những lưu ý về thiết kế và nội thất ở trên; hy vọng các bạn sẽ tích lũy thêm những cách để bày trí khoa học cho căn bếp nhà mình. Diện tích có nhỏ hay lớn; nếu biết cách sắp xếp và trang trí phù hợp; căn bếp của nhà mình

Nguồn: noithatngoaithat.com.vn