Yêu cầu cần đạt được khi thi công cột dầm sàn

Yêu cầu cần đạt được khi thi công cột dầm sàn

31/03/2021 0 Nguyễn Thị Hoài 1,323

Khi xây dựng bất cứ công trình nào thì các kiến trúc sư đều rất cẩn thận trong quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn. Bởi chất lượng bê tông sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của công trình. Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những lưu ý và các bước tiến hành đổ bê tông nhà ở dân dụng. Để các bạn có thể nắm rõ và tiến hành đổ bê tông đúng kỹ thuật. Tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.

Vấn đề tối quan trọng khi thi công là đảm bảo được độ an toàn cho người thi công công trình. Những biện pháp phòng hộ tuyệt đối đầy đủ. Như vậy thì tâm lý người làm việc mới vững và yên tâm mang lại hiệu quả công việc cao.

Hãy cùng Exu tìm hiểu chủ đề này. Exu rất vui khi cung cấp thông tin đến các bạn.

cột dầm

Những yêu cầu kỹ thuật của biện pháp thi công cột dầm sàn

  • Đảm bảo cột dầm không bị biến dạng khi các yếu tố bên ngoài tác động. Do trọng lượng của bê tông cốt thép trong khi thi công
  • Hình dáng và kích thước của cấu kiện khuôn ván phải đúng. Bịt kín 4 góc để khi đổ bê tông không bị chảy ra ngoài và đầm lèn lên
  • Những cây chống xung quanh phải đảm bảo quy cách, chất lượng. Tính toán cụ thể  để chia mật độ các cây chống cho hợp lý. Cố định chắc chắn để không xê dịch khi thi công
  • Có thể lót bạt hoặc nilon trên ván khuôn sàn để không bị mất nước xi măng trong quá trình nó khô lại
  • Cần chú ý mức chịu đựng lực của đà giáo và ván gỗ
  • Khi đổ bê tông phải đổ từ từ và dùng vòi đổ đưa vào cột để đẩy xuống và dàn đều các lớp

Các bước chi tiết khi sử dụng biện pháp thi công cột dầm sàn

Có rất nhiều cách làm để thi công cột dầm. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng cột dầm cao, độ an toàn cho cả người sử dụng và người thực thi công trình thì cơ bản cần 5 bước sau:

Bước 1: Lắp dựng giàn giáo 

Sau khi đã lên bản thiết kế thì bước đầu tiên khi thực hiện công trình là lắp dựng giàn giáo. Những kỹ sư giám sát, chủ công trình cần phải theo dõi sát sao để định vị độ cao, tìm trục tim chính xác.

Bước này cần đặc biệt chú trọng vì nó liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng người tham gia thi công công trình. Tiến hành lắp đặt giàn giáo cẩn thận, đúng như thiết kế, đảm bảo an toàn.

Bước 2: Gia công, lắp dựng cốp pha dầm sàn

Ván để lắp cốp pha cần đảm bảo những tiêu chuẩn. Về mặt kỹ thuật, không bị lỗ thủng lớn, công vênh, đảm bảo ván loại tốt. Cân đo độ rải ban xà gồ phù hợp, không bị chênh nhau nhiều. Lưu ý lắp ván dầm trước rồi sau đó mới lắp ván sàn. Sau đó sẽ đục nhám đầu cột và tiến hành vệ sinh lại ván một lần nữa.

Bước 3: Gia công, lắp dựng cốt thép

Nguyên vật liệu cốt thép là vật liệu cốt lõi cấu thành sản phẩm cột dầm sau khi hoàn thành. Ảnh hưởng đến độ bền vững và an toàn khi đưa vào sử dụng. Vậy nên các loại sắt thép cũng cần được tuyển chọn kỹ lượng, loại cỡ lớn, cỡ nhỏ mỏng hay dẹt, Cần được cân nhắc sao cho phù hợp với kết cấu công trình.

Khi lắp đặt cốt thép cần làm theo đúng khoảng cách như bản vẽ thiết kế. Không bị lún sập khi chỗ dày sắt chỗ mỏng sắt. Sau khi lắp xong đưa lên khuôn cốp pha cũng cần kiểm tra lại vị trí đặt, các móc mối nối với nhau chắc chắn. Vệ sinh lại những chỗ còn hoen gỉ hoặc dính bẩn trước khi đổ bê tông vào.

Bước 4: Lắp đặt điện nước âm sàn

Trước khi đổ các khối bê tông cần đi sẵn các dây điện nước nếu làm điện nước ngầm, âm sàn. Nên sử dụng loại ống cứng, độ bền cao để chịu được áp lực của bê tông khi đè nén. Các luồng dây điện cũng cần đi ống sẵn sàng, kích cỡ ống phù hợp, không bị bé quá khi đi dây sẽ chen chúc và ảnh hưởng đến nhau.

Bước 5: Kiểm tra kỹ càng mọi thứ và tiến hành đổ bê tông sàn

Sau khi 4 bước trên hoàn thiện thì tiến hành kiểm tra lại một lần nữa tổng thể. Về giàn giáo, về cốp pha, về các luồng dây đi, sắt thép xem có còn vấn đề gì cần khắc phục. Ở các điểm giao kết nhau thì có bị gấp khúc, trùng hay không.

Kiểm tra xong thì sẽ tiến hành đổ bê tông đã trộn. Khi đổ cần lưu ý dàn đều bê tông, dầm sâu để bên dưới không bị hổng. Có thể sử dụng cám tấm lót bên dưới để bê tông không bị bay hơi, giúp giữ nước làm ẩm vừa đủ.

Sau khi đổ từ 12-24 tiếng tùy vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ để tiến hành sửa và bảo dưỡng lại bê tông đã đổ. Kiểm tra độ cứng, khô các điểm mấu chốt, giao nhau và các điểm gấp khúc đã vuông vắn. Có thể phun nước lên bề mặt bê tông khô để giữ được độ ẩm nhất định.

Thiết bị, nguyên vật liệu dùng phục vụ cho công trình trước khi đưa vào thi công. Bảo quản ở những nơi có điều kiện tốt.để không làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Xi măng cần kiểm tra hạn sử dụng, sắt thép đảm bảo không hoen gỉ nhiều,…

Bê tông bao lâu thì khô và có thể tiến hành dỡ cốp pha?

cột dầm

Bê tông đổ dầm được bao bọc bởi lớp cốp pha gỗ bên ngoài. Khi đổ xong một thời gian thì bê tông sẽ đông cứng và có thể tiến hành tháo dỡ cốp pha. Thông thường là khoảng từ 3-4 tuần sau khi đổ.

Khoảng thời gian này có thể sẽ bị xê dịch tùy vào tình hình thời tiết và cấu kiện bê tông khi kiểm tra đã đạt được độ bền chắc nhất định. Điều kiện bình thường sau 3-4 tuần tháo dỡ là thời tiết không mưa quá lớn, nhiệt độ trong mức 20-30 độ C.

Có nhiều trường hợp không làm đúng trình tự, tự ý tháo dỡ cốp pha khi bê tông chưa đủ yêu cầu tiêu chuẩn. Từ đó làm sụp, đổ, gãy cấu kiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, tính mạng của người làm công trình.

Trường hợp nếu bắt buộc phải dỡ cốp pha sớm hơn dự định thì phải sử dụng các biện pháp chống, nâng đỡ cấu kiện bằng chống gỗ hoặc kim loại để nó giữ nguyên được hình dạng.

Những lưu ý khi thi công dầm sàn

Kiểm tra kỹ các vật dụng, máy móc, công cụ hỗ trợ trước khi thi công. Đảm bảo mọi thứ đều sẵn sàng, hoặc là thừa chứ không được phép thiếu. Ví dụ như khi đang thi công mà cát sỏi hoặc xi măng hết giữa chừng. Nó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công trình cũng như thành phẩm chất lượng không cao.

Nên chọn ngày trước khi thi công những yếu tố quan trọng như dầm sàn, mái nhà hay móng nhà,.. Để tránh các yếu tố thời tiết ảnh hưởng. Khi gặp mưa lớn ngay lập tức phải dừng lại công việc.Tiến hành che chắn những phần đã đổ.

Các quá trình thi công đảm abro đi đúng trình tự, không đảo lộn các bước với nhau. Từng giai đoạn phải phù hợp, không làm ẩu, làm phá quy tắc chung dẫn đến rủi ro không mong muốn.

Các bước kiểm tra, bảo dưỡng chất lượng sau khi đổ cũng rất quan trọng. Chủ công trình không nên sơ sài, qua loa. Kiểm tra thật kỹ để đảm bảo độ bền, chắc của bê tông cốt thép cột dầm.

Tính toán sử dụng lượng nhân công đủ để làm xong là tốt nhất. Tránh để thời gian đổ cách nhau quá lâu. Ảnh hưởng đến chất lượng hai phần dầm đó. Các điểm đo đạc, xác định vị trí lắp đặt phải chuẩn đúng như bản thiết kế. Có thể được phép sai số không quá nhiều gây ảnh hưởng đến các vị trí khác.

Nguồn: meeyland.com