Giải pháp thiết kế chống nồm hiệu quả

Giải pháp thiết kế chống nồm hiệu quả

30/03/2021 0 Hoàng Thị Hằng 1,835

Hiện tượng nồm ẩm thường diễn ra tại miền Bắc trong khoảng từ tháng Hai đến tháng Bốn, có đợt kéo dài chỉ vài ngày nhưng cũng có đợt kéo dài cả tuần. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào lượng gió Đông Bắc kéo xuống miền Bắc nước ta. Đặc biệt trong tháng 3 sẽ có tới 4 – 5 đợt hiện tượng nồm xảy ra dài hoặc ngắn khác nhau.

Thời tiết ẩm ướt của miền Bắc khiến nhà cửa của bạn luôn trong tình trạng ẩm ướt khó chịu dẫn đến ẩm mốc; các đồ nội thất đặc biệt là đồ làm từ gỗ; màn rèm hay tranh ảnh; … mau chóng hư hỏng; và không khí và việc sinh hoạt của gia đình trở nên bức bí và khó chịu. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số thiết kế vô cùng hữu ích sẽ giúp bạn chống nồm ẩm một cách đơn giản và hiệu quả.

Hãy cùng Exu tìm hiểu vấn đề này. Chúng tôi rất vui khi được cung cấp thông tin đến bạn đọc.

Cách người Pháp chống nồm khi xây biệt thự tại HN

Tất cả nhà người Pháp xây trước đây vừa kiên cố lại vừa có khả năng chống nóng về mùa hè mà lại ấm về mùa đông do tường dày; hệ thống từ cửa đến trần; nền đều hợp lý. Đặc biệt; nền nhà các biệt thự này khá cao và không bao giờ bị ẩm ướt trong mùa nồm.
Khỏi phải nói nhà cửa luôn ẩm ướt tệ hại thậm chí là nguy hiểm như thế nào. Người già trẻ em đi lại có thể trượt ngã; mọi thứ trong nhà đều đượm mùi ẩm mốc. Dụng cụ thiết bị điện tử rất dễ chập mạch hoặc nhanh hỏng.

Giải pháp thiết kế chống nồm hiệu quả

Khi hạ nền các nhà được xây từ thời Pháp thuộc trước đây thì nhận thấy nền nhà được thiết kế bằng cát vàng (khoảng 45cm) và xỉ than (khoảng 25cm).

Không những nhà ở cá nhân mà ngay cả công sở nơi mới xây khang trang được 5-6 năm nay với mức đầu tư loại cao nhất; nhưng trong những ngày trời nồm cũng rất ẩm ướt.

Để chống lại ẩm ướt; có thể có nhiều giải pháp khác nhưng có thể áp dụng giải pháp khá đơn giản mà ai cũng có thể làm được là thiết kế nền nhà bằng vật liệu truyền nhiệt tốt chứ không phải vật liệu cách nhiệt tốt .

Vì hiện tượng ẩm ướt nền nhà là do chênh lệch nhiệt độ (gradient nhiệt cao) giữa nền dưới và bề mặt trên nền làm hơi ẩm trong không khí ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà gây ẩm ướt.

Chi tiết bí quyết người Pháp xây nhà chống nồm

Về xỉ than

Về xỉ than là loại xỉ cục; kích thước 1-2 cm được đặt mua từ các cửa hàng; đại lý cung cấp vật liệu ở Hà Nội. Được biệt loại xỉ này hiện cũng do các cơ sở dệt nhuộm; tơ tằm ở ngoại thành Hà Nội bán. Loại xỉ này trước đây thậm chí phải mất tiền thuê chở đi đổ nhưng nay nhiều người có nhu cầu mua; chủ yếu để chống nóng trần nhà nên bán khá chạy.

Quy trình xử lý cụ thể

Đào sâu nền nhà 50-75cm (tùy khả năng đầu tư); san bằng nền đất; đổ cát vàng dày 35-45cm; san bằng; sau đó đổ xỉ than 25-30 cm san bằng đều.

Dùng dầm diện dầm đều nền; bổ sung thêm cát vàng vào lớp xỉ than này và tưới đều nước vào nền cho thật sũng ta sẽ tạo được lớp nền phân 2 lớp cát vàng ở dưới; xỉ than ở trên chắc chắn.

Trước khi lát gạch nền trộn đều xi măng cát vàng khô (tỷ lệ như vữa xây) và trải đều 1 lớp cát vàng xi măng (dày khoảng 2 cm) lên nền xỉ than sau đó tráng một lớp vữa xi măng cát ướt (tỷ lệ xi măng: cát đen đã rửa sạch là 2:1) và chỉ việc dán gạch lát nền trên cùng.

Bộ Xây dựng cũng đã ban hành quy chuẩn xây nền nhà chống nồm (TCXD 230-1998- Nền nhà chống nồm); ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2003.

Rất tiếc không hiểu sao rất ít người biết và vận dụng theo quy chuẩn này. Đây là quy chuẩn được được nghiên cứu và trình bày khá chi tiết từ cơ sở khoa học đến các nguyên tắc vận dụng trong thiết kế và thi công nhà chống nồm.

Tuy nhiên; có lẽ quy chuẩn này được trình bày tương đối dài (với 85 trang; bao gồm phụ lục bản vẽ kèm theo); lại không được công bố trên các phương tiên thông tin đại chúng nên ít người biết để vận dụng.

Các nguyên tắc chống ngưng đọng nước trên bề mặt nền nhà, thiết bị

a/ Hạ thấp nhiệt độ không khí trong nhà (tương đương với việc hạ thấp nhiệt độ điểm sương (ts) xuống thấp hơn nhiệt độ bề mặt kết cấu).

b/ Giảm độ ẩm không khí trong nhà;

c/ Nâng nhiệt độ bề mặt kết cấu cao hơn nhiệt độ điểm sương.

Chú thích: Có thể dùng một trong ba giải pháp hoặc phối hợp cả ba giải pháp trên.

Nguyên tắc thiết kế sàn chống ngưng đọng nước (chống nồm)

a/ Phương pháp tính toán thiết kế theo TCXD 230-1998- nền nhà chống nồm- Tiêu chuẩn thiết kế và thi công.

b/ Một số chỉ tiêu thiết kế nền nhà chống nồm :

+ Chọn cấu tạo sàn với lớp bề mặt có quán tính nhiệt (D); hệ số ổn định nhiệt (γ) và hệ số dẫn nhiệt tương đương nhỏ nhất nhằm làm nhiệt độ bề mặt thay đổi nhanh theo nhiệt độ môi trường.

+ Các loại vật liệu phù hợp cho nền nhà chống nồm là các vật liệu ốp lát mỏng như: gạch men sứ; gỗ hoặc tấm lát bằng nhựa composit; vật liệu cách nhiệt nhẹ như polystirol; polyurethane; gốm bọt.

Các giải pháp cấu tạo nền nhà chống nồm thích hợp

Cần lựa chọn giải pháp cấu tạo nền nhà thích hợp để mặt sàn ngăn cách ảnh hưởng của nhiệt độ; độ ẩm; quán tính nhiệt của khối đất nền. Cần dùng vật liệu có quán tính nhiệt lớn để hạn chế đọng nước trên mặt sàn nhà. Cần lựa chọn cấu tạo các lớp như sau :

  • Lớp 1 : Lớp cơ học cao – là lớp có yêu cầu thẩm mỹ; chống mài mòn; độ bền cơ học cao; quán tính nhiệt lớn – nên dùng vật liệu có độ dày càng nhỏ càng tốt. Các vật liệu lát phù hợp là : gạch gốm nung có chiều dày ≤ 10mm; gạch men δ ≤ 7mm; vật liệu tấm nhựa composit δ ≤ 5mm; gỗ packet hoặc ván sàn δ ≤ 15mm. Kết hợp trải các loại thảm len; thảm đay; thảm cói (cần sấy khô vào những thời điểm có độ ẩm cao); lót.
  • Lớp 2 : Lớp vữa lót liên kết có δ ≤ 10 – 20mm; lớp này càng mỏng càng tốt. Hiện nay nếu điều kiện cho phép; nên dùng keo liên kết để bỏ lớp vữa lót liên kết.
  • Lớp 3 : Là lớp cách nhiệt cơ bản; có quán tính nhiệt nhỏ; cần chọn vật liệu vừa chịu được tải trọng vừa có nhiệt trở lớn .
  • Lớp 4: Lớp chống thấm để bảo vệ lớp cách nhiệt khỏi ẩm do mao dẫn từ nền đất lên. Có thể dùng: giấy bitum; màng polyetilen; sơn bitum cao su có cốt vải thô hoặc vải màn.
  • Lớp 5: lớp bê tông chịu lực 9hoặc bê tông gạch vỡ)
  • Lớp 6: Đất nền đầm chặt (hoặc cát đen).

Giải pháp thiết kế chống nồm hiệu quả

Ngoài ra còn một số biện pháp chống nồm ẩm khác

  • Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp cát khô dày 200 – 300 mm; có thêm lớp bi tum cao su; xi măng – cát vàng cách nước ngưng tụ; do đó kết cấu sàn có khả năng chống nồm hiệu quả hơn.
  • Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt dày 100 – 200 mm
  • Mặt sàn bê tông lưới thép mặt Granito 400 x 400 x 20 mm có thêm chân cao 20 mm tạo thành lớp không khí kín (20 mm) làm lớp cách nhiệt cho mặt sàn
  • Mặt sàn bằng gỗ lim (hoặc gỗ dán; paket…) được đặt trên dầm gỗ cao 20 mm tạo thành kênh không khí kín (20 mm) làm lớp cách nhiệt cho mặt sàn
  • Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp polystirol cường độ cao có γ = 35 – 50 kg/m3; dày 20 mm; có 2 lớp cách nước bằng bi tum cao su.
  • Sàn nhà được cách nhiệt bằng vật liệu cách nhiệt hỗn hợp: một lớp gạch xốp cách nhiệt γ = 400 – 700kg/m3; λ = 0;08 : 0; 13 kcal/m.h. 0C; dày 20 mm và mọt lớp Polystirol cường độ cao γ = 35 – 50 kg/m3; dày 15 mm; giữa các lớp là keo dán; có một lớp cách nước bằng bitum cao su.
  • Mặt sàn bằng bê tông lưới thép mặt granito 400 x 400 x 20 mm. Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt có γ = 700 – 900 kg/m3; λ = 0;15 – 0;19 kcal/m.h.0C; dày 100 mm.
  • Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật có γ = 715kg/m3; độ rỗng > 48%; kích thước 300 x 200 x 105 mm; cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên bằng lớp xi măng – cát vàng; mác > 75; dày 400 mm và lớp bi tum cao su.

Nguồn: xaynhatrongoi.com.vn