Kiến tạo nhà ở theo phong cách Nhật Bản
30/03/2021Triết lý Thiền truyền thống của Nhật Bản đã truyền cảm hứng cho tính đơn giản, tự nhiên trong thiết kế kiến trúc và thiết kế tối giản. Đường nét, hình thức, không gian, ánh sáng và vật liệu là một trong số những yếu tố quan trọng nhất trong trong thẩm mỹ thiết kế vô cùng phổ biến này.
Việc lược bỏ những bức tường không cần thiết, nó sẽ tạo nên giá trị tuyệt vời trong thiết kế, giúp tạo không gian mở và sự xuyên suốt giữa nội thất và ngoại thất của công trình. Những kiến trúc sư người Nhật yêu thích Tadao Ando, người đã chuyển khái niệm Thiền này qua cách dùng vật liệu, hình học và thiên nhiên để tạo ra một mối quan hệ sâu sắc giữa các công trình kiến trúc và môi trường tự nhiên quanh nó.
Trong bài viết này hãy cùng exu xem thêm các thiết kế đưa phong cách tối giản của Nhật Bản vào ngôi nhà của bạn nhé
Đưa cây xanh vào không gian sống
Văn hóa Nhật Bản thấm đượm tình yêu; sự tôn trọng với thiên nhiên. Theo người Nhật; cách hay nhất để duy trì sự kết nối mạnh mẽ với thế giới bên ngoài là mang thiên nhiên vào trong chính ngôi nhà.
Hãy đưa các loại cây truyền thống của Nhật Bản như bonsai; tre; trúc vào trong nhà để tạo nên chất Nhật cho không gian sống của bạn.
Trên thực tế; ngoài những loại cây trên; bạn có thể sử dụng bất cứ cây xanh nào mà vẫn đạt được hiệu quả tương tự. Nên ưu tiên các loại cây trơn bóng; mang vẻ đẹp tinh tế như cọ cảnh hay phong lan để tô điểm cho ngôi nhà.
Nếu tinh ý; bạn sẽ phát hiện ra rằng; những cây hoa lòe loẹt sắc màu hiếm khi hiện diện trong ngôi nhà của người Nhật. Do đó; với cây cây nội thất; hãy chọn những loại cây thật đơn giản; tự nhiên và xanh tươi.
Người dân xứ Phù Tang còn mang thiên nhiên vào trong nhà thông qua các ô cửa sổ lớn; rộng mở cho phép họ ngắm trọn vẹn cảnh quan bên ngoài từ mọi góc độ.
Trong phòng ngủ dưới đây; cửa kính lùa lớn như đưa cả khung cảnh thanh bình; tự nhiên vào nhà. Lời khuyên dành cho bạn là hãy thiết kế ngôi nhà mở rộng ra thiên nhiên bên ngoài.
Bồn tắm Ofuro để ngâm mình và thư giãn
Người Nhật có thói quen ngâm mình trong bồn tắm vào buổi tối khi trở về nhà. Những âm thanh trong trẻo; thanh khiết của bọt nước va vào nhau sẽ xua tan đi căng thẳng; mang lại cảm giác yên bình; thư thái. Giống như cây xanh; nước cũng là một thành phần không thể thiếu trong ngôi nhà của người Nhật.
Trong tiếng Nhật; Ofuro có nghĩa là tắm bồn. Truyền thống này đã được truyền qua bao thế hệ người dân Nhật Bản và cho tới tận hôm nay nó vẫn được gìn giữ.
Người Nhật rất biết cách tận dụng các khoảng không gian một cách hài hòa; hợp lý nên bồn tắm Ofuro cũng nhỏ hơn so với bồn tắm thông thường của phương Tây nhưng vẫn đủ sâu để người sử dụng có thể ngồi thoải mái ngâm mình trong làn nước ấm áp.
Ofuro thường được thiết kế thêm cả băng ghế bên trong để người sử dụng có thể ngồi với tư thế thoải mái nhất. Kiểu bồn tắm này đang trở thành xu hướng thiết kế được những chủ nhà quan tâm tới vấn đề sức khỏe đặc biệt ưa chuộng.
Vì thế; đừng ngần ngại lắp đặt một chiếc bồn tắm ngâm như vậy để biến phòng tắm nhà bạn thành một nơi thư giãn; tái tạo năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng.
Cửa trượt Shoji
Cửa trượt shoji kiểu Nhật còn được gọi là cửa kéo hay gọi là cửa lùa kiểu Nhật. Nó không chỉ đem lại sự riêng tư cho từng không gian sống mà nó còn mang đậm dấu ấn văn hóa Nhật Bản. Cửa trượt Shoji ngày nay được sử dụng khá phổ biến trên thế giới bởi vì tính tiện ích và vẻ đẹp đơn giản.
Giá bất động sản đắt đỏ buộc người Nhật phải sống trong những không gian hạn chế. Vì thế; họ đã học cách tối ưu giá trị của từng centimet vuông diện tích trong và ngoài nhà. Những tấm Shoji có thể trượt qua lại giúp tiết kiệm đáng kể không gian so với cửa mở quay.
Người ta tạo nên cửa trượt Shoji bằng cách dán giấy gạo (loại giấy bán trong suốt; có màu trắng đục như gạo) lên khung gỗ hoặc tre để phân chia các gian phòng. Tuy nhiên; theo thời gian; cửa trượt Shoji có thêm biến thể làm từ kính và gỗ.
Cửa Shoji được người Nhật ưa chuộng qua bao đời bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích.
Khác với các loại cửa thông thường; cửa Shoji cho phép một phần ánh sáng đi xuyên qua nên không làm căn phòng bị tối tăm. Vì thế; cửa trượt ngăn cách các không gian bên trong; ngăn cách ngôi nhà với thế giới bên ngoài để tạo cảm giác an toàn; riêng tư nhưng vẫn gần gũi; kết nối với thiên nhiên.
Khi ứng dụng điều này; các gia chủ Việt có thể thay thế một bức tường rộng trong nhà bằng cửa trượt xuyên sáng nhằm tiết kiệm không gian và đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao khi bản thân chúng cũng trở thành một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động.
Chú trọng sử dụng chất liệu gỗ và tre
Một trong những cách hay nhất để sống hòa hợp với thiên nhiên là thêm thắt các yếu tố tự nhiên vào ngôi nhà.
Ngoài đưa cây xanh vào không gian sống; phong cách nội thất Nhật Bản còn chú trọng sử dụng các yếu tố gỗ và tre nhằm mang đến vẻ mộc mạc cho gian phòng.
Thay vì sử dụng các loại gỗ cứng như xoan đào; căm xe; gỗ sồi… thì người Nhật chuộng các loại gỗ mềm như thông; bách sẽ mang lại nét nhẹ nhàng và tiết kiệm hơn.
Tựu chung lại; chất liệu gỗ hiện diện ở khắp mọi nơi trong không gian sống phong cách Nhật. Hãy tìm cách đưa những yếu tố tự nhiên này vào ngôi nhà của bạn như làm sàn tre hay vách ngăn bằng gỗ. Khi đó; bạn sẽ có cơ hội tận hưởng cảm giác yên bình; mộc mạc mà những vật liệu này mang lại.
Thiết kế lối vào phong cách Nhật
Nhà ở Nhật có lối vào (genkan) thấp hơn sàn nhà khoảng 15cm. Đây không chỉ là khu vực chào đón các vị khách mà còn là nơi để mọi người cởi giày và thay dép trước khi bước vào nhà. Thậm chí; nếu sàn nhà trải thảm tatami thì không được mang cả dép.
Có thể thấy trong hình ảnh dưới đây; lối vào được trang bị một tủ hoặc kệ (getabako) để cất giữ giày dép (khác với hình dưới đây; người Nhật thường để mũi giày hướng ra phía ngoài). Bạn có nhận thấy khu vực này được thiết kế đơn giản với nội thất gỗ chủ đạo và luôn ngập tràn ánh sáng tự nhiên?
Sàn lát đá cũng là chi tiết phổ biến trong những ngôi nhà kiểu Nhật; đặc biệt ở khu vực lối vào. Thêm một cách để gia chủ Việt tạo dấu ấn kiểu Nhật là giữ cho lối vào luôn gọn gàng; ngăn nắp và thoáng sáng.
Đồ nội thất phong cách Nhật
Nhằm đối phó với tình trạng động đất xảy ra như cơm bữa; nội thất Nhật thường có chiều cao hạn chế và thấp hơn so với mặt bằng chung. Thậm chí; người Nhật còn ngồi bệt ở một số phòng; đặc biệt là phòng ngủ; phòng ăn; phòng uống trà. Và họ đã tinh tế khi nâng cao sàn hay sử dụng thêm đệm ngồi bệt.
Khi bắt chước phong cách này; hãy đưa nội thất có hình dáng trệt thấp vào trong ngôi nhà; chẳng hạn như giường bệt hay bàn bệt. Hoặc bạn cũng có thể đặt những chiếc nệm ngồi bệt kiểu Nhật thay cho những ghế để biến chiếc bàn thành khu vực ăn uống ấm cúng và gần gũi.
Tuân thủ nguyên tắc thiết kế tối giản
Phong cách Nhật Bản chú trọng sự gọn gàng; ngăn nắp. Trong không gian sống của mình; người Nhật chỉ để lại những thứ thực sự cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Vì thế; họ tìm mọi cách tinh giản tối đa các món đồ nội thất; các chi tiết thừa thãi trong ngôi nhà.
Phòng khách của người Nhật không hề có kệ tivi; tủ đồ trang trí; thậm chí bộ salon tiếp khách cũng được thay thế bằng một chiếc bàn thấp truyền thống mà không cần thêm bất cứ chiếc ghế nào.
Trong khi đó; phòng ngủ không có giường mà thay vào đó là một tấm mền nhỏ gọn để tiết kiệm diện tích. Điều đặc biệt là dù đã được tối giản hết sức nhưng những căn phòng “thiếu vắng” đồ đạc vẫn đảm bảo được công năng chính.
Nội thất có thiết kế hiện đại; đường nét vuông vức và thường làm từ gỗ tự nhiên. Đèn chiếu sáng hiện đại được bố trí ở các góc; cạnh (như trong hình minh họa bên dưới).
Tựu chung lại; lối thiết kế hiện đại; đơn giản và ngăn nắp sẽ đưa ngôi nhà của bạn tiệm cận với không gian sống chất Nhật.
Không gian mở và ánh sáng tự nhiên
Như đã đề cập ở trên; không gian mở cùng các nguyên tắc thiết kế tối giản ngự trị trong phong cách nội thất Nhật Bản. Do vậy; đừng bỏ qua yếu tố ánh sáng tự nhiên khi thiết kế nhà.
Ánh sáng mặt trời ngập tràn khắp ngôi nhà; mang theo khung cảnh thanh bình cùng màu sắc của thiên nhiên. Những khung cửa sổ lớn; mở rộng; đặc biệt là cửa sổ trời là cách hoàn hảo để đưa ánh sáng tự nhiên vào trong nhà.
Người Nhật không chuộng những mẫu rèm cửa dày dặn bởi nó sẽ ngăn cản ánh sáng tự nhiên đi vào nhà. Hãy cố gắng để trống cửa sổ mà không sử dụng rèm.
Nếu cần thiết; bạn có thể lựa chọn mành tre đơn giản hay kiểu rèm trắng mỏng manh để điều phối được ánh sáng tự nhiên vào nhà; tạo sự dễ chịu cho những người sống trong đó.
Màu sắc trung tính và tự nhiên
Để hòa hợp với khung cảnh tự nhiên bên ngoài; nhà Nhật thường sử dụng những màu sắc đơn giản; đặc biệt là bảng màu tự nhiên như nâu của gỗ; xanh của cây cỏ.
Sàn nhà lát ván gỗ hoặc đá cẩm thạch màu xám; trong khi hầu hết các bức tường được thay bằng vách ngăn phủ giấy mờ. Lối thiết kế này hình thành nên bảng màu đơn giản; trung tính xuyên suốt ngôi nhà.
Gia chủ Việt khi ứng dụng phong cách Nhật trong tổ chức không gian nhà ở cần ghi nhớ hai từ khóa quan trọng: đơn giản và tự nhiên.
Nên ưu tiên sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên cho sàn; vách ngăn; kệ; tủ… và bổ sung gam màu xám của đá vào sàn nhà hay đồ đạc khác. Và đừng quên mang màu xanh vào nhà thông qua cây nội thất.
Kiến tạo không gian thiền định
Căn phòng dưới đây là một ví dụ kinh điển về không gian trà đạo Nhật Bản. Bạn hoàn toàn có thể tự tạo cho mình một không gian như vậy bằng cách đặt vài tấm nệm trong một căn phòng yên tĩnh để ngồi thiền; đọc sách; uống trà hay thực hành Yoga.
Nếu có thể; bạn nên thiết kế tiểu cảnh nước trong nhà để tiếng nước chảy róc rách lấn át tiếng ồn xe cộ bên ngoài. Bên cạnh đó; hãy sơn các bức tường với màu xanh lá hay nâu nhạt; đưa cây xanh vào căn phòng; phát một bản nhạc êm dịu và bạn đã có một góc thư giãn rất riêng; rất Nhật Bản.
Dù không sinh ra và lớn lên trên đất Nhật; không được thấm nhuần gốc rễ văn hóa Nhật Bản từ tấm bé nhưng bạn vẫn có thể thực hành lối sống tối giản; hướng thiên nhiên ngay trong chính ngôi nhà của mình bằng những việc làm đơn giản: sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên; đưa cây xanh và tiểu cảnh nước vào không gian sống; đề cao ánh sáng tự nhiên; thiết kế nội thất hiện đại; lắp đặt bồn tắm ngâm; dùng cửa trượt và vách ngăn; sử dụng bảng màu tự nhiên; tự tạo một căn phòng thư giãn yên bình…
Từng chi tiết nhỏ trên đây khi tổng hòa lại sẽ gắn kết các khu vực trong nhà với nhau tạo thành không gian sống thống đậm chất Nhật.
Nguồn: nhadat.tuoitre.vn