Giải pháp thiết kế chống nóng hiệu quả bạn nên biết

Giải pháp thiết kế chống nóng hiệu quả bạn nên biết

30/03/2021 0 Hoàng Thị Hằng 1,060

Vào những ngày hè, không khí trở nên oi bức hơn bao giờ hết, nhất là khí hậu ở Việt Nam. Việc làm mát bằng những phương pháp thông thường như sử dụng quạt điện, điều hòa;… vừa tốn kém mà lại chỉ mang lại hiệu quả nhất thời.

Ngôi nhà là tổ ấm, che nắng mưa và che chở ta trong cuộc sống. Mặc dù mỗi gia đình có khả năng đầu tư khác nhau. Tuy nhiên ai cũng mong muốn ngôi nhà của mình mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông giá rét. Ở nước ta, cùng với khí hậu nóng ẩm quay năm cộng với nền nhiệt luôn ở mức cao. Chính vì vậy các công trình nhà ở đa phần bị ảnh hưởng gây nóng bức, hầm và mệt mỏi. Điều này gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình.

Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp thiết kế chống nóng lâu dài và hiệu quả là rất cần thiết. Dưới đây chính là 08 giải pháp được đánh giá là đơn giản, tiết kiệm và tốt nhất cho ngôi nhà của bạn.

Hãy cùng Exu tìm hiểu vấn đề này. Chúng tôi rất vui khi được cung cấp thông tin đến bạn đọc.

Phương án thiết kế cho nhà chống nóng mùa hè

Với điều kiện khí hầu như ở Việt Nam; thì những ngôi nhà thường hấp thụ nhiệt rất cao vào mùa hè; gây ra sự nóng bức, oi nồng và cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên sống trong ngôi nhà. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tối đa sự hấp thụ nhiệt của căn nhà; làm thế nào để chống nắng hiệu quả?

Xây dựng tường và mái nhà cách nhiệt

Cách thiết kế nhà chống nóng đầu tiên phải lưu ý đến tường và mái nhà. Ngay từ khi lên phương án thiết kế và thi công; bạn đã phải tính toán đến điều này. Đặc biệt nếu ngôi nhà nằm ở hướng Tây đối diện mặt trời.

 

Giải pháp thiết kế chống nóng hiệu quả bạn nên biết

Mái nhà và tường nhà là các bộ phận phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu xây tường quá mỏng và không có lớp cách nhiệt; ngôi nhà sẽ hấp nhiệt và lúc nào cũng oi nóng. Chính vì vậy, gia đình của bạn nên sử dụng loại gạch block khi xây tường nhà; nó sẽ giúp cách nhiệt tốt nhất.

Xây tường có hai lớp độ dày tường khoảng 330 với hai lớp gạch lỗ 110 xây song song nhau; và luôn đảm bảo duy trì ở giữa một khe tường khoảng 10cm. Lớp không khí trong khe tường này giúp cách nhiệt khá tốt; khi lớp tường ngoài bị nung nóng thì lớp tường trong sờ vào vẫn mát tay; hoặc nếu có điều kiện các bạn đổ tất cả các bức tường hướng tây; đều là tường bê tông dày khoảng 25~30cm ; nhiệt sẽ không thể yên qua được lớp bê tông dày này, với bức tường bê tông dày; thì mặt ngoài dưới trời nắng có thể lên đến 40 độ; tuy nhiên mặt trong vẫn mát bằng nhiệt độ không khí ở trong bóng râm.

Hoặc nếu ngôi nhà bạn đã hoàn thiện bạn có thể dùng sơn cách nhiệt; hoặc giăng những tấm vải cách nhiệt để che nắng cho tường nhà. Cùng với mái, tấm chắn nắng và hệ lam che phủ các mảng tường; nó sẽ giúp chống nóng cho tường nhà hiệu quả.

Thiết kế 2 cửa sổ cho phòng

Dù là thiết kế nhà phố hiện đại hay thiết kế biệt thự rộng lớn; thì các phòng nên có hai cửa sổ đối diện nhau để thuận tiện cho việc thông gió. Tùy các vị trí, chức năng, diện tích nhà mà thiết kế cửa sổ lớn hay nhỏ. Với những ngôi nhà có diện tích lớn; tốt nhất bạn nên làm hệ cửa sổ cao; để tạo điều kiện tốt nhất đón gió vào nhà.

Ngoài ra, bạn nên thiết kế cửa gỗ loại 2 lớp; bên trong kính – ngoài chớp. Cửa sổ bạn không nên dùng cửa nhôm kính nó sẽ làm tăng nhiệt độ căn nhà vì cửa nhôm kính gây bức xạ nhiệt rất cao. Nếu có điều kiện bạn có thể dùng các loại kính cách nhiệt sẽ tốt hơn.

Nhiều gia đình thường nghĩ rằng; việc đóng kín cửa suốt cả ngày khi trời nóng sẽ giảm thiểu hơi nóng vào nhà. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm vậy vào ban ngày lúc nhiệt độ tăng cao. Buổi tối khi nhiệt độ giảm xuống, có gió mát; bạn nên mở hết tất cả các cửa sổ giúp đẩy bớt luồng khí nóng; tận dụng gió tự nhiên giúp không khí lưu thông.

Luôn kéo rèm cửa bên trong nhà

Để lấy sáng và thông gió cho ngôi nhà; nhiều gia đình thường lựa chọn cách thiết kế nhà với cửa kính. Tuy nhiên, nếu chỉ có kính mà không có gì che chắn thêm thì gia đình bạn sẽ phải “hứng” thêm 30% lượng nhiệt không mong muốn từ cửa sổ vào nhà. Chính vì vậy, không thể thiếu rèm cửa – “trợ thủ đắc lực” giúp tránh nắng nóng bên ngoài. Vào ban ngày, hãy luôn kéo rèm cửa, để giúp không gian thông thoáng, mát mẻ bạn nên chọn loại rèm cửa màu sáng.

Tắt bớt các thiết bị không cần thiết

Không chỉ khiến hóa đơn tiền điện tăng; việc sử dụng quá nhiều các thiết bị điện còn khiến không khí trong nhà nóng bức hơn. Bởi trong quá trình hoạt động các thiết bị điện sẽ tỏa ra nhiệt. Đối với các thiết bị sử dụng điện như: đèn điện, bếp điện, quạt điện, điều hòa…bạn nên cân nhắc và lên lịch sử dụng hợp lý. Nên thay thế các bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact giúp giảm thiểu nhiệt độ cho ngôi nhà.

Bật quạt thông gió

Cách thiết kế nhà ở chống nóng cho mùa hè; kiến trúc sư thường lựa chọn giải pháp lắp ráp quạt thông gió. Đặc biệt tại những không gian chật chội hay bếp ăn bạn nên lắp và bật quạt thông gió; để giúp không khí lưu thông; giữ cho ngôi nhà luôn trong trạng thái thoáng đãng.

Trồng nhiều mảng xanh trong nhà

Chắc chắn không thể thiếu sự tươi mát; trong lành của cây xanh trong nhà nếu muốn chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà rồi.

Sự xuất hiện của cây xanh sẽ tạo nên bóng râm ;và làm cản nguồn nhiệt thâm nhập vào nhà. Tuy nhiên, điểm hạn chế của giải pháp này là không phải không gian nào cũng áp dụng được. Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp như nhà phố; thì rất khó để có thể trồng cây xanh lấy bóng mát. Tuy nhiên các bạn có thể treo các chậu hoa ở hành lang; trên lan can kính hoặc trồng dây leo, làm giàn hoa,…

Bên cạnh việc trồng các tiểu cảnh, đặt các chậu cây trong nhà; phía bên ngoài nhà bạn nên trồng thêm các dây leo bám tường; để tạo một lớp “áo khoác xanh” bảo vệ ngôi nhà khỏi cái nóng bên ngoài. Cây xanh giúp ngăn bụi, thanh lọc không khí; sống trong ngôi nhà nhiều câu xanh chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều trong những ngày hè oi nóng.

Giải pháp thiết kế chống nóng hiệu quả bạn nên biết

Chọn vật liệu và màu sắc hợp lý cho nội thất

Tại những khu vực thường xuyên có nắng gắt chiếu vào bạn có thể trang trí tường nhà với gam màu lạnh như: Xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh để giảm sự hấp thụ nhiệt và tăng hiệu quả thư giãn cho không gian dịu mát hơn. Khi lựa chọn nội thất bạn nên ưu tiên các vật liệu từ thiên nhiên như: Tre nứa, gỗ, đá hoa cương…

Trên là 8 cách thiết kế nhà giúp gia chủ che chắn và chống nóng hiệu quả. Đội ngũ KTS của chúng tôi với gần 15 năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp các chủ đầu tư có được những phương án thiết kế nhà đẹp, thiết kế nhà chống nóng hiệu quả nhất. Nếu quý khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thiết kế, xây dựng nhà, hãy liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn chính xác nhất.

Nguồn: kientrucnha.net