Giải pháp thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ hẹp
30/03/2021Thiết kế cầu thang cho nhà mặt phố với diện tích mặt tiền nhỏ hẹp luôn là vấn đề đau đầu của gia chủ và KTS. Do đó, cần lưu tâm nhiều tới quá trình thiết kế để tìm giải pháp cầu thang cho nhà nhỏ hẹp. Từ thiết kế đến thi công cần đảm bảo cân bằng giữa hình thức, công năng, phong thủy và đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Đặc trưng của những khu đất lô tại các đô thị nước tại là thường có mặt tiền rất hẹp. Nhiều căn nhà trong ngõ hẻm còn có mặt tiền vô cùng hạn chế. Do đó, việc bố trí cầu thang 2 vế theo phương ngang sẽ khiến ngôi nhà hẹp hơn, không gian trong nhà bị phân cách trở nên chật chội hơn. Dưới đây là các giải pháp xây dựng cầu thang cho nhà nhỏ hẹp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở dưới bài viết sau nhé.
Hãy cùng Exu tìm hiểu vấn đề này. Chúng tôi rất vui khi được cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Mục lục
Cầu thang đẹp cho nhà nhỏ hẹp
Bậc cầu thang cao bao nhiêu là vừa?
Số bậc thang không được liên tục quá 18 bậc cũng không được dưới ba bậc trên một thân thang. Khi vượt quá 18 bậc cần thiết kế chiếu nghỉ (tối thiểu 60cm).
Kích thước của các bộ phận cầu thang
– Chiều rộng của thân thang
Trong kiến trúc nhà ở, cầu thang dành cho một hộ sử dụng thân rộng chủ yếu là 0,9m hoặc1,10m . Chiều rộng của thân thang trong các công trình kiến trúc công cộng cần căn cứ vào quy phạm số tầng, số lượng người đi lại để tính toán.
– Độ dốc của cầu thang
Độ dốc của cầu thang phụ thuộc vào tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Chiều cao và chiều rộng của bậc thang có quan hệ mật thiết với khoảng rộng bước đi.
Quan hệ giữa chiều cao và chiếu rộng của bậc thang
2h + b = 600mm.
trong đó:
h – chiều cao bậc thang;
b – chiều rộng bậc thang.
Trong các công trình kiến trúc, chiều cao của bậc thang trong nhà thường dùng là 140 200mm, tương ứng với độ dốc vào khoảng 20 – 45°. Độ cao tương đối hợp lý của bậc thang là 150 – 180mm với chiều rộng 240 + 300mm, vậy độ dốc.
Tuy nhiên, cầu thang bộ trong nhà ở có người đi lại không nhiều nói chung có thể làm dốc một chút nhưng b/h = 170/260mm, độ dốc bằng 33° cũng có khi đạt tới h/b = 175/250mm, độ dốc bằng 35°; trong tình hình đặc biệt thậm chí độ dốc có thể là 45° – h/b = 200/200mm.
– Chiều cao của lan can 1 tay vịn
Chiều cao của lan can có quan hệ mật thiết với độ dốc của cầu thang, nếu cầu thang không dốc thì yêu cầu lan can nên làm cao một chút. Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900mm. Lan can tay vịn ở các ban công, lô gia của nhà cao tầng nên lớn hơn 100mm.
Hướng cầu thang theo tuổi
Hướng cầu thang: Bao gồm hướng của động khẩu và hướng của lai mạch, hướng động khẩu quan trọng hơn. Hướng cầu thang được lấy là hướng từ trên đi xuống và lấy hướng đối diện làm toạ hướng của cầu than
– Không xây bậc lên xuống hở
– Vị trí chân cầu thang
Chân cầu thang không nên xây đặt ngay tại cửa, như cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ. Nếu như vậy, nó sẽ tạo ra luồng khí độc gây hại cho gia đình như tiêu tán gia sản, mất lộc, gặp các vấn đề sức khỏe ở đầu và cổ.
-Không xây cầu thang cắt góc
Cầu thang xây hình dáng cong là thiết kế tốt nhất cho mọi ngôi nhà
– Hình dáng cầu thang
Cầu thang cong theo kiểu mềm mại được cho là tốt nhất vì khi đó nguồn khí tốt trong nhà sẽ được lưu chuyển đều đặn lên các tầng trên.
-Coi trọng vị trí cầu thang
Cầu thang nên nằm ở vị trí phía bên phải hoặc bên trái nhà. Không xây cầu thang ở trung tâm ngôi nhà
Cách ngăn cầu thang với phòng khách
Để thay đổi không gian trong nhà, ngoài những bức tường khô khan, cứng nhắc, việc sử dụng vách ngăn cầu thang là giải pháp phổ biến.
Vách ngăn cầu thang có thể được làm bằng bê tông, kim loại, hay gỗ, đá. Đó có thể là chiếc vách ngăn thật sự, hoặc cũng có thể là một chiếc tủ kệ, ngoài chức năng lưu trữ, trang trí, thì còn đóng vai trò như vách ngăn.
Cách trang trí thiết kế gầm cầu thang đẹp, tiết kiệm diện tích
Thực sự là lãng phí khi bạn không tận dụng không gian dưới gầm cầu thang nhà mình để biến nó thành nơi để đồ, phòng đọc sách, nơi làm việc nho nhỏ… Sau đây là 1 số ý tưởng tuyệt vời truyền cảm hứng cho bạn thay đổi gầm cầu thang – nơi tưởng như vô ích lại trở thành điểm nhấn của cả căn nhà.
Thiết kế bếp dưới gầm cầu thang
Bố trí bếp dưới gầm cầu thang vừa khiến cho mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp và tiết kiệm diện tích một cách tối đa.
Với những ngôi nhà có diện tích rộng rãi thì việc bố trí nội thất khá dễ dàng, nhưng đối với những căn nhà nhỏ nếu không muốn nói là quá eo hẹp về diện tích, thì việc làm sao để bố trí đầy đủ các không gian chức năng mà vẫn có diện tích để “thở” không phải là 1 điều dễ dàng. Cách bố trí bếp dưới cầu thang sau đây, ít nhiều sẽ giúp bạn trong quá trình thiết kế nội thất căn nhà của bạn.
Với những căn hộ có diện tích nhỏ, khu vực gầm cầu thang của các thường được tận dụng để tạo thành một phòng vệ sinh, tuy không gian không quá rộng rãi nhưng nếu biết tận dụng thì vẫn có thể biến nó thành một nơi hợp lý.
Cách bố trí cầu thang trong nhà ống
Phong thủy cầu thang nhà ống
Chọn cách bố trí cầu thang trong nhà ống như thế nào cho hợp phong thủy? Từ phía vách trái căn nhà, bạn có thể thiết kế cầu thang theo hình chữ L để đi lên trên. Với nhà nhiều tầng, nên giữ đúng bố cục và vị trí của cầu thang ở mỗi tầng; không nên thay đổi, sẽ làm rối loạn trường khí trong nhà, gây ra những trường khí hỗn loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và vận khí của gia chủ
Bố trí cầu thang nhà ống hợp lý nhất
– Nên đặt cầu thang một vị trí nhất định so với nhà vệ sinh.
– Cũng không nên đặt cầu thang vào thẳng diện của ngôi nhà.
– Cũng phải giữ khoảng cách giữa cầu thang với nhà bếp.
Khoảng cách của cầu thang cho nhà ống là phù hợp nhất khi bạn nắm rõ khoảng cách từ sàn nhà hoàn thiện của tầng dưới đến sàn nhà hoàn thiện của tầng trên. Kích thước phải đo thật chính sát vì đây là cơ sở để có thể tính số bậc thang cần thiết để đạt đến độ cao này.
Thiết kế cầu thang ở cuối nhà
Những lý do sau nên cân nhắc đặt cầu thang ở vị trí cuối nhà:
+ Thiết kế cầu thang cuối nhà có thể giảm được diện tích cầu thang cho nhà ống
+ Dành diện tích phía trước nhà để kinh doanh
+ Nhà thiết kế xây với mực đích cho thuê văn phòng
+ Nhà có chiều sâu ngắn hơn 10m
+ Vị trí tốt cầu thang ở cuối nhà…
Gầm cầu thang nhà ống
Cầu thang khi thiết kế dù thế nào cũng có khoảng trống phía dưới; được coi là những góc chết và thường bị bỏ quên. Tại sao chúng ta không sáng tạo, tìm cách bố trí cầu thang trong nhà ống?
Gầm cầu thang làm kệ sách
Biến hóa không gian trống này thành giá đựng sách; lưu trữ và sắp xếp chúng gọn gàng. Gia chủ có thể thiết kế một giá sách vợi diện tích và kích thướt phù hợp đặt vào vị trí trống này; như vậy sẽ có một nơi lưu trữ sách ngăn nắp, tiện lợi
Góc thư giãn
Tận dụng góc ‘chết’ nơi gầm cầu thang làm không gian thư giãn thật là tuyệt vời; một chiếc gế sofa, chiếc gế dài, lót thêm nệm và gối trang trí tùy theo tông màu và sở thích; như vậy đã có 1 góc không gian thư giãn riêng đầy lãng mạn.
Khu vực lưu trữ đồ
Lựa chọn gầm cầu thang quen thuộc để lắp đặt tủ nhiều ngăn; giúp việc đựng được nhiều đồ đạc; vật dụng lặt vặt trong nhà thêm gọn gàng, ngăn nắp hơn.
Góc vui chơi cho trẻ
Trước khi làm góc vui chơi cho bé, bạn nên thiết kế gầm cầu thang sao cho an toàn và phù hợp. Lựa chọn màu sắc, lên ý tưởng và sở thích để trang trí góc nhỏ vui chơi lý tưởng cho bé ngay tại phòng khách.
Góc nhỏ làm việc
Với những ngôi nhà diện tích nhỏ; thì việc tận dụng gầm cầu thang bố trí gọn gàng; xinh xắn làm nơi học tập, làm việc là sáng kiến hay.
Vậy là với tất cả những kinh nghiệm trên đây; bạn hoàn toàn có thể lên ý tưởng thiết kế cho mình những ngôi nhà đáng mơ ước của mình với việc bố trí cầu thang hợp lý nhất.
Các giải pháp cầu thang cho nhà nhỏ hẹp sẽ gợi ý cho gia chủ về cách bố trí cầu thang phù hợp mà vẫn mang tính thẩm mĩ cao. Giải pháp sẽ biến nhược điểm của những ngôi nhà có diện tích nhỏ, trở thành ưu điểm mà bất cứ ai cũng phải trầm trồ. Bất kì công trình nào cũng sẽ có các hướng giải quyết phù hợp; để đem đến một không gian tiện nghi và thoải mái nhất cho gia chủ.
Nguồn: setdecor.vn