Vữa vôi vật liệu xây dựng chính của thời kì trước đây

Vữa vôi vật liệu xây dựng chính của thời kì trước đây

28/03/2021 0 Nguyễn Duy Cường 798

Chất kết dính vô cơ là loại vật liệu thường ở dạng bột. Khi nhào trộn với nước hoặc các dung môi khác thì tạo thành loại hồ dẻo. Dưới tác dụng của quá trình hóa lý tự nó có thể rắn chắc và chuyển sang trạng thái đá. Từ thời xưa người ta đã biết sử dụng hợp vữa vôi chất để xây dựng nhà kiên cố.  Do khả năng này của chất kết dính vô cơ mà người ta sử dụng chúng để gắn các loại vật liệu rời rạc (cát. Đá. Sỏi) thành một khối đồng nhất. Thời bấy giờ người ta kết hợp vữa vôi đề xây đá làm nên những công trình đồ sộ. Trong công nghệ chế tạo bê tông. Vữa xây dựng. Gạch silicat. Các vật liệu đá nhân tạo không nung và các sản phẩm xi măng amiăng.

Có loại chất kết dính vô cơ không tồn tại ở dạng bột như vôi cục. Thủy tinh lỏng. Hợp chất vữa vôi được sử dụng rất phổ biến trong thờ xưa. Có loại khi nhào trộn với nước thì quá trình rắn chắc xảy ra rất chậm như chất kết dính magie. Nhưng nếu trộn với dung dịch mgcl2 hoặc mgso4 thì quá trình rắn chắc xảy ra nhanh. Cường độ chịu lực cao. Vôi là vật liệu rất dễ tìm kiếm và sản xuất. Vôi rắn trong không khí (gọi tắt là vôi) là chất kết dính vô cơ rắn trong không khí. Dễ sử dụng. Giá thành hạ. Quá trình sản xuất đơn giản.

Exu rất vui khi mang lại kiến thức cho bạn đọc.

Trong những thập niên 80 trở về trước

Khi xi măng còn là loại vật liệu khan hiếm. Vôi là vật liệu xây dựng rẻ và bền nhất. Hợp chất vữa vôi thường được sử dụng phổ biến làm chất kết dính trong hầu hết các công trình kiến trúc ở Khánh Hòa như: xây mộ. Xây tháp. Tô khắc các vật linh. Đắp chữ. Trang trí hoa văn… Có những công trình vẫn rất vững chắc cho đến tận bây giờ. Vậy hợp chất vữa vôi là gì. Thành phần chính của nó bao gồm những gì. Cách thức tạo nó ra sao. Tác dụng kết dính của nó như thế nào…?. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Để tạo ra được hợp chất vữa vôi. Tốn khá nhiều công sức và tiền bạc và thời gian có thể kéo dài từ 1-2 năm. Muốn cho công trình tạo dựng được vững bền lâu dài. Ngoài việc nắm vững công thức kết cấu hợp chất vữa vôi của người thợ. Người chủ của công trình cũng cần phải biết kỹ thuật nung vôi. Pha chế…

hợp chất vữa vôi

Thành phần vật liệu cấu thành hợp chất vữa vôi

– Vôi bột được nung từ đá san hô và đá gạc nai. Vỏ sò ốc biển.

– Nước ô dước.

– Nước mật đường mía và cát. Sỏi. Bột giấy. Bông gòn. Bông vải. Chất tro (được đốt từ cây mè khô)… Riêng dung dịch nước ô dước được tạo ra bởi nhiều cây có độ nhớt cao.

Vôi bột được nung ra từ một vật liệu là đá san hô. Đá gạc nai. Vỏ sò ốc biển. Có hai loại vôi bột tùy theo vật liệu được nung và chức năng sử dụng:

– Vôi bột được nung từ đá gạc nai và vỏ sò ốc biển. Loại này có hợp chất khá dẻo nên đã được dùng để đắp hoa văn phù điêu. Chữ Hán… Trên các mộ tháp. Trên tường… Và người dân ăn trầu thường dùng vôi này phết lên lá trầu.

– Vôi bột được nung từ đá gạc nai. Đá san hô. Vỏ sò ốc biển. Hợp chất này chỉ dùng trong xây dựng một tháp. Xây trụ. Xây tường…

Vữa vôi

Lò nung vôi

+ Đá san hô lấy từ biển chứa đầy chất muối mặn và điều cần thiết là phải rửa sạch chất mặn trong toàn bộ san hô. Vì trong xây dựng. Chất mặn của muối sẽ phá hủy và làm sụp đổ công trình sau một thời gian ba bốn chục năm. San hô phải để ngoài trời qua 3 đến 4 năm cho những cơn mưa lớn trong năm rửa sạch chất muối bám vào. Lúc đó san hô mới dùng để nung được.

+ Đá gạc nai và vỏ sò ốc biển. Khi hầm ra sẽ có một hợp chất dẻo để tô đắp hoa văn. Phù điêu. Kẻ chữ … Loại này cũng để thành đống ngoài trời trên một mặt bằng lót gạch qua một thời gian dài tránh đất cát phủ lên. Nước mưa cũng góp phần rửa sạch chất mặn bám vào.

Để nung đá san hô và đá gạc nai với vỏ sò ốc biển. Người ta phải dùng lò nung. Thường gọi là lò vôi. Trong việc nung vôi để có được chất liệu tốt cần đến cây mè khô (cây vừng) vì cây có độ nhớt khá cao. Cây và xác trái mè khô. Lấy hết hạt đem đốt ra tro. Tro này trộn chung với vôi bột đá san hô sẽ tăng thêm độ dẻo của vôi bột.

Nguyên liệu

Nước mật đường là nước mật từ cây mía được ép. Nấu ra.

Về hợp chất ô dước được tạo nên từ những cây:

– Cây bời lời. Vỏ cây của nó có độ nhớt rất cao. Ngâm trong hồ nước

Cây Bời lời

– Cây găng nhớt: vỏ cây này cũng có chứa chất nhớt khá nhiều khi ngâm trong nước. Vỏ cây được đập dập vỏ và ngâm chung trong hồ nước với cây bời lời.

Cây Găng nhớt

– Dây tơ hồng có chất nhớt. Người ta dùng dao phay băm vụn ra rồi bỏ vào cối đá giã nhuyễn. Sau đó. Bỏ vào hồ nước ngâm chung với hai loại cây kể trên.

Dây Tơ hồng

Những loại cây trên ngâm vào hồ nước. Hàng ngày phải dùng mái chèo đảo trộn một lần cho bã các cây ấy tơi nát thêm ra. Cho nhớt trong cây tiết hết ra hòa tan trong nước. Sau 15 ngày ngâm. Người ta mới gạn chất nhớt trong dung dịch nước ra. Chuẩn bị những cái lu để đựng. Trên miệng lu người ta trùm một tấm vải để làm miếng lượt. Dùng gàu mo múc hết nước trong hồ đổ vào lu. Những xác vỏ. Cây nằm trên miếng vải lượt. Còn dung dịch nhớt chảy xuống lu. Chất bã trên miếng lượt lại bỏ vào hồ nước ngâm tiếp. Qua thời gian. Cũng lượt như thế. Lúc này. Người ta hòa 2 dung dịch lượt trước và lượt sau đó thành một để có một dung dịch nhớt khá cao. Đó là nước ô dước.

Vật liệu khác

Ngoài mật đường và nước ô dước ra. Muốn có một hợp chất vữa vôi thì phải cần có những vật liệu:

– Đá gạc nai với vỏ sò ốc biển giã cho bể vụn ra.

– Cát và sỏi. Cát phải là cát sông. Cát sạch. Loại cát lớn. Không dùng cát nhỏ. Sàng lọc kỹ không còn rác rến. Cát không dùng cát biển vì cát biển thấm nước mặn có thể làm hư công trình trong một thời gian. Sỏi cũng phải chọn loại to bằng ngón tay.

– Bột giấy phải là loại giấy dó sản xuất ở miền Bắc Khi ngâm vào nước ô dước. Giấy sẽ tơi rã rơi. Khuấy mạnh sẽ trở thành bột giấy.

– Bông gòn

Các dạng Hợp chất vữa vôi và cách pha chế

* Một dạng vữa vôi dùng trong xây dựng: xây mộ tháp. Bờ thành. Thân trụ. Đúc vật linh như rồng. Phụng… Đầu tiên người thợ pha trộn hợp chất (HC) với những vật liệu cứng như cát. Sỏi. Đá gạc nai đã giã bể vụn với tỷ lệ:

  1. 1: 4 thúng cát + 1 thúng sỏi + 1/3 thúng đá gạc nai

Sau đó. Người thợ thực hiện hợp chất:

HC.2: 3 thúng HC.1 + 1 thúng vôi khô bột đá san hô

Sau khi trộn đều HC.1. HC.2 với nhau. Người thợ tiếp tục thực hiện pha chế hợp chất cuối cùng:

HC.3 là HC vữa vôi xây dựng: Nước ô dước + mật đường + HC.1 + HC.2

Nước ô dước không thể để nguyên chất trộn vào HC.3 được mà phải pha thêm nước lạnh vào. Nếu không. Hợp chất khi xây dựng. Tuy có độ kết rất cao. Song dễ bị giòn. Dễ vỡ. Không bền vững. Khi trộn nước ô dước (đã pha nước lạnh). Mật đường vào làm sao cho HC.3 không khô. Không nhão.

Khi đã có HC.3 rồi. Nhưng không đưa vào xây dựng liền mà phải để hợp chất đó qua một đêm. Sáng sớm ngày mai mới bắt đầu thi công. Sự kéo dài thời gian để vôi bột gặp nước ô dước nở thêm ra. Tạo được chất dẻo hơn. Giới chuyên môn gọi là “ủ hồ” hay “ủ vôi”. Nhưng việc “ủ hồ” không được kéo dài thời gian. Vì như thế hợp chất sẽ bị sượn. Hạn chế sự kết dính. Dẫn đến công trình không bền vững.

Một dạng vữa vôi đắp hoa văn

Hợp chất vữa vôi tô đắp hoa văn gồm có: nước ô dước + mật đường + bột đá gạc nai với vỏ sò ốc + bông gòn + bột giấy. Không có cát và vôi bột đá san hô.

Để có hợp chất vữa vôi này. Người ta cho giấy dó. Bông gòn đem ngâm vào lu đựng nước ô dước và mật đường. Sau hơn 10 phút. Giấy dó bắt đầu rã tơi ra trong nước thành bột giấy. Người thợ dùng mái dầm đảo khuấy trong lu cho bột giấy và bông gòn hòa trộn vào nhau. Lượng nước ô dước và mật đường không loãng quá cũng không đậm đặc quá. Sau này nét chữ. Hoa văn khi khô cứng dễ bị gãy bể.

Riêng bột đá gạc nai với vỏ sò ốc biển bỏ vào cối đá. Chan hỗn hợp trên vào cối. Thợ dùng mái dầm xới trộn cho thật nhão đều. Không được khô. Rồi dùng chày gỗ giã. Thời gian giã kéo dài vài giờ. Lúc đầu hợp chất còn nhão. Sau thời gian giã sẽ khô bớt lại và dẻo. Có thể kéo dài thành sợi. Lúc này đã tạo xong hợp chất vữa vôi để dùng tô đắp hoa văn. Kẻ chữ … Khi pha chế không đúng kỹ thuật. Hoa văn sẽ bị rạn nứt. Hợp chất này tạo nên trong buổi sáng phải làm xong trong buổi. Nếu để đến chiều nó sẽ khô không thể làm được

Nguồn: vatlieuxaydung.org.vn