Thực trạng về lĩnh vực bất động sản nước ta hiện nay

Thực trạng về lĩnh vực bất động sản nước ta hiện nay

26/03/2021 0 Trần Thị Thảo 988

Thực trạng bất động sản Việt Nam từ cuối năm 2018 đến nay sức mua của thị trường bất động sản đã gặp những vấn đề khó khăn và có dấu hiệu sụt giảm. Thời gian tới thị trường bất động sản sẽ tiếp tục khó khăn khi chờ đợi nhiều bộ luật, văn bản luật trong giai đoạn điều chỉnh, hoàn thiện như các luật: Quy hoạch, Đất đai, Nhà ở, Xây dựng,  kinh doanh bất động sản…Nguyên nhân hàng đầu là hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản còn chưa đồng bộ.

Thị trường bất động sản Việt Nam chính thức hình thành vào năm 1993 sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai đầu tiên và Pháp lệnh Nhà ở. Sau hơn 25 năm phát triển, thị trường bất động sản. Việt Nam đã trải qua không ít những thăng trầm và chứng kiến sự thay đổi chóng mặt.

Hãy cùng Exu tìm hiểu về nội dung: Thực trạng về lĩnh vực bất động sản nước ta hiện nay.

Quy tắc chung

Theo quy luật phổ biến, Thị trường bất động sản thường được cho sẽ diễn biến theo hình Sin bất đối xứng qua các giai đoạn theo vòng tròn khép kín sau: Tăng trưởng – ổn định – bùng nổ – đóng băng – trầm lắng phục hồi và quay lại tăng trưởng.

Thực trạng

Thực trạng về lĩnh vực bất động sản nước ta hiện nay

Tình hình chung của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay tuy còn nhiều khó khăn, thách thức và đầy biến động. Tuy nhiên nhìn một cách toàn cảnh thì thị trường bất động sản vẩn có thể phát triển ổn định, lành mạnh, hình thức chuyên nghiệp hơn và đặc biệt rủi ro được giảm đi nhiều so với những thời kỳ trước.

Có thể nói thị trường bất động sản Việt Nam đang dần thể hiện được vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước và là động lực cho sự phát triển của các ngành nghề khác.

Tuy nhiên theo thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam từ cuối năm 2018 đến nay; sức mua của thị trường bất động sản đã gặp những vấn đề khó khăn và có dấu hiệu sụt giảm. Đó là một thực trạng lớn nhất.

Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng như hiện nay.

Hành lang pháp lý chưa có sự đồng bộ.

Quản lý chưa hiệu quả

Nguyên nhân hàng đầu là hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản còn chưa đồng bộ. Hành lang pháp lý điều chỉnh thị trường bất động sản, từ đầu tư xây dựng, giao dịch, đến quản lý sử dụng bất động sản chậm được hoàn thiện, còn chồng chéo; nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn, bất cập của cơ chế chính sách nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời, dẫn đến thị trường bất động sản chưa được quản lý và kiểm soát hiệu quả.

 Thực trạng về lĩnh vực bất động sản nước ta hiện nay

Thời gian tới thị trường bất động sản sẽ tiếp tục khó khăn khi chờ đợi nhiều bộ luật, văn bản luật trong giai đoạn điều chỉnh, hoàn thiện như các luật: Quy hoạch, Đất đai, Nhà ở, Xây dựng,  kinh doanh bất động sản…

Thủ tục hành chính non yếu

Một vấn đề nữa là những khó khăn về thủ tục hành chính và sức ép lớn từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới. Việc các cơ quan chức năng chậm phê duyệt cấp phép xây dựng dự án, hay tạm dừng dự án đang triển khai để rà soát, kiểm tra… là nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn cung, kéo theo lượng giao dịch bất động sản giảm.

Mặt khác, công tác quy hoạch, đền bù, phê duyệt dự án…; đều bị siết chặt, trong khi nhu cầu triển khai dự án của nhà đầu tư lại rất cao. Điều này đã từng được Chính phủ nhắc nhở việc các cơ quan quản lý nhà nước; còn có hiện tượng né trách nhiệm, dẫn đến sự chậm trễ trong việc phê duyệt; triển khai dự án và thu hút đầu tư. Dẫn đến thực trạng như ngày nay.

Ngân hàng siết chặt tín dụng vay bất động sản.

Các thông tư mới

Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn; tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đáng chú ý, nhà điều hành tiếp tục siết mạnh với cho vay bất động sản khi chính thức đưa ra lộ trình giảm dần; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

Cụ thể, từ 1/1/2020 – 30/9/2020 tỷ lệ này là 40%; 1/10/2020 – 30/9/2020 là 37%; 1/10/2021 – 30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%.

Đặc biệt, bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai); quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay; và đáp ứng một trong các điều kiện sau sẽ có hệ số rủi ro 50%.

Siết chặt rủi ro

Đối với các khoản phải đòi khác như đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021.

Cũng theo thông tư trên; tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bệnh cạnh đó, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41; phải gửi văn bản đến Ngân hàng Nhà nước trước ngày 1/1/2020; nêu rõ lý do tiếp tục thực hiện tỷ lệ an toàn vốn và giải pháp; lộ trình để đảm bảo tuân thủ Thông tư 41 chậm nhất kể từ ngày 1/1/2023.

Thông tư 22 này sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020.

Các bê bối của một số công ty bất động sản.

Thị trường bất động sản năm 2018 – 2019; các bê bối của công ty bất động sản liên quan đến vấn đề lừa đảo, phân lô trái phép, lập dự án ma…; bị phanh phui khiến khách hàng lo lắng và cảnh giác.

Dự đoán thị trường những năm tới.

Thực trạng về lĩnh vực bất động sản nước ta hiện nay

Năm 2019 chứng kiến sự giảm tốc của thị trường bất động sản (BĐS); khi nguồn cung và lượng giao dịch sụt giảm mạnh. Năm 2020, dự báo thị trường BĐS vẫn có thể gặp khó; bởi nhiều vướng mắc pháp lý chưa được giải quyết; tín dụng BĐS đang ngày càng thắt chặt, tiếp cận đất đai hạn chế…

Thực trạng bất động sản giảm sút.

Các thành phố lớn

Từ cuối năm 2018 đến nay, thị trường BĐS đang gặp những khó khăn nhất định và có dấu hiệu giảm sút. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, trong quý III/2019, thị trường BĐS vẫn đi theo chiều hướng giảm, nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Đơn cử, tại Hà Nội, ở phân khúc căn hộ, nếu so với quý II/2019, tổng số sản phẩm mới được chào bán ra thị trường ở quý III/2019 đã giảm hơn 2.200 căn và giảm hơn 4.000 căn so với cùng kỳ năm 2018.

Ở các tỉnh, thành lân cận với Hà Nội, dù được đánh giá như những “miền đất hứa”, nhưng nguồn cung và tỷ lệ giao dịch thành công cũng không mấy khả quan. Tại các địa bàn mới như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… lượng cung BĐS cũng tương đối ít…

Biểu hiện cụ thể

Bên cạnh sự sụt giảm về quy mô thị trường; thị trường BĐS hiện nay vẫn chưa thực sự phát triển bền vững; còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Biểu hiện là tình trạng đầu tư tràn lan; tự phát hay các dự án chậm tiến độ, đầu tư không đồng bộ; thiếu kết nối hạ tầng còn diễn ra tương đối phổ biến; hàng tồn kho nhiều gây lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tư của xã hội…

Đặc biệt, Việt Nam đang thiếu hụt hệ thống thông tin về thị trường BĐS; và tính minh bạch của thị trường chưa cao. Các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài rất coi trọng việc so sánh lợi ích giữa đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam và các quốc gia khác; trong khu vực như Indonesia, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc)… Trong khi đó, ở thị trường BĐS Việt Nam, tính minh bạch thông tin chưa cao; đã gây cản trở quá trình đầu tư của các NĐT nước ngoài vào thị trường. Hiện chúng ta vẫn chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; thông tin thống kê về việc đăng ký và thực hiện các giao dịch BĐS.

Thực trạng thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn.

Các loại hình

Đưa ra dự báo chung về thị trường BĐS năm 2020; thị trường BĐS năm 2020 nhìn chung sẽ không có nhiều biến động; nhu cầu về nhà ở tiếp tục gia tăng, đặc biệt đối với phân khúc nhà ở xã hội; nhà ở thương mại giá thấp.

Đối với phân khúc nhà ở, tại thị trường Hà Nội, nguồn cung nhà ở sẽ duy trì ổn định; trong đó nguồn cung mới vẫn chủ yếu ở phân khúc trung cấp; giá nhà có thể tăng 1 – 2%. Tại TP. Hồ Chí Minh, nguồn cung BĐS nhà ở giảm, do không có nhiều dự án mới được phê duyệt triển khai; đặc biệt là đối với phân khúc nhà ở giá thấp, giá nhà tăng 4 – 5%.

Đối với phân khúc đất nền khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ; sau diễn biến từ vụ việc của Công ty Alibaba, công tác quản lý của chính quyền sẽ chặt chẽ hơn; do đó, khó có dự án mới ra hàng. Mặt khác, NĐT và người tiêu dùng đều e ngại việc mua – bán BĐS đất nền; dự báo lượng giao dịch đất nền có thể sụt giảm mạnh.

Tỉnh thành ảnh hưởng

Với thị trường BĐS du lịch tại một số địa phương nổi tiếng về du lịch như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Nam, Kiên Giang… ; dự báo thị trường tiếp tục chững lại, trầm lắng hơn so với giai đoạn 2017 – 2018…

Sự trầm lắng và khó khăn trên thị trường BĐS của năm 2019 có thể vẫn còn kéo dài trong năm 2020; bởi những vướng mắc về pháp lý không dễ có thể giải quyết trong ngắn hạn; cùng với đó, tín dụng BĐS đang ngày càng thắt chặt, tiếp cận đất đai hạn chế. Những vướng mắc về pháp lý, sự hạn chế nguồn tín dụng cho BĐS; khó khăn trong tiếp cận đất đai… ; sẽ khiến thị trường BĐS ngày càng khó khăn hơn, do đó các doanh nghiệp địa ốc cần phải cẩn trọng. Trên là những thực trạng bất động sản hiện nay của nước ta.

Nguồn: sohongrieng.com