Nhật Bản và các cuộc chơi bất động sản tại thị trường Việt Nam

Nhật Bản và các cuộc chơi bất động sản tại thị trường Việt Nam

26/03/2021 0 Trần Thị Thảo 624

Nhật Bản đang để ý đến bất động sản Việt Nam. Không tạo nên sức nóng thông tin, các nhà đầu tư bất động sản của Nhật Bản với chiến lược chắc chắn và dài hơi đang âm thầm rót vốn, tạo ra sức hút với khách hàng. Chỉ hơn 5 năm trôi qua, dòng vốn hàng tỷ đô của Nhật Bản đã thực sự tạo nên sóng ngầm tại thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam.

Theo đánh giá của hãng tư vấn thị trường Jones Lang LaSalle (JLL) năm 2017, trong một thập niên tới, nhiều khả năng sẽ xuất hiện một làn sóng đầu tư mới ra quốc tế của các tập đoàn, quỹ đầu tư bất động sản Nhật, gợi nhớ đến làn sóng tương tự những năm 1980 khi các nhà đầu tư Nhật đổ xô mua tài sản ở nước ngoài. JLL ước tính các nhà đầu tư, tổ chức lớn nhất tại Nhật có thể đầu tư trực tiếp hơn 500 tỷ USD. Điều này phần nào được phản ánh thông qua các động thái thay đổi kế hoạch hành động của các nhà đầu tư Nhật Bản, mà trong đó Việt Nam được xem là khu vực tiềm năng.

Hãy cùng Exu tìm hiểu về nội dung: Nhật Bản và các cuộc chơi bất động sản tại thị trường Việt Nam

Giới thiệu

Sau Trung Quốc và Hàn Quốc, Nhật Bản là “tay chơi” mới nổi ở thị trường bất động sản Việt Nam. Đáng chú ý là Tập đoàn Mitsubishi đầu tư 290 triệu USD để hợp tác cùng Tập đoàn Bitexco (Việt Nam); thành lập liên doanh phát triển nhà ở tại dự án Khu đô thị phức hợp The Manor Central Park (Hà Nội); đã gây được tiếng vang lớn.

Một thương vụ nổi bật khác là cú bắt tay 3 bên giữa Công ty Phát Đạt; Công ty cổ phần đầu tư bất động sản An Gia (Việt Nam) và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản); góp vốn vào dự án River City (quận 7, TP HCM). Với quy mô vốn đầu tư 500 triệu USD, dự án gồm 12 block chung cư; 8.000 căn hộ, office-tel và nhà phố thương mại.

Hay như năm 2015, Nomura hợp tác với Daiwa House Industry; Sumitomo Forestry và Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (Việt Nam); để phát triển dự án The Midtown tại TP. HCM với tổng vốn đầu tư khoảng 220 triệu USD.
Rõ ràng, Luật Nhà ở Việt Nam 2014 đã mang lại những thay đổi lớn cho thị trường bất động sản; khi cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam; với các quy định khá thoáng so với những quốc gia láng giềng.

Dòng tiền tỷ đô từ Nhật Bản đang ồ ạt vào Việt Nam

Đó cũng là lý do quỹ đầu tư bất động sản hàng đầu của Nhật là Creed Group; liên tục rót vốn vào Việt Nam. Hai công ty Nhật là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad; cũng liên doanh với Công ty Nam Long triển khai một loạt các dự án Flora Anh Đào, Fuji Residences; hay dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự cao cấp Valora.

Nhật Bản và các cuộc chơi bất động sản tại thị trường Việt Nam
Bên cạnh phân khúc căn hộ để ở, văn phòng cũng trở thành mục tiêu của các doanh nghiệp Nhật. Nomura đã công bố mua 24% cổ phần cao ốc Sun Wah Tower ngay trung tâm quận 1, TP HCM. Việc mua bán này được Nomura Real Estate Asia đưa ra bằng thông cáo báo chí trong quý 1.2018. Đây là cao ốc văn phòng hạng A đầu tiên Nomura rót vốn đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Một số dự án có quy mô vốn đăng ký đầu tư lớn; điển hình như dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,79 tỷ USD; do Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hóa với mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành; và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất thuần 1.200 MW.

Nguyên nhân

Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1; tổng vốn đầu tư đăng ký 2,58 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Khánh Hòa với mục tiêu thiết kế, xây dựng; vận hành và chuyển giao nhà máy nhiệt điện đốt than công suất tinh 1.320 MW…
Ngoài ra, kết thúc năm 2019 nổi bật với dự án Thành phố thông minh tại Hà Nội; liên danh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đầu tư phát triển với tổng mức 4,138 tỷ USD. Đây là một trong những dự án bất động sản; có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Giải thích nguyên nhân vốn Nhật Bản đổ vào thị trường bất động sản ngày càng tăng mạnh; đại diện tập đoàn Mitsubishi khẳng định rằng các thành phối lớn như Hà Nội hay TP.HCM; đều có quy mô dân số và quy mô kinh tế khá lớn. Với sự tăng trưởng kinh tế ổn định dẫn đến việc mở rộng tầng lớp trung lưu; và thúc đẩy nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm các hệ thống giao thông đô thị mới.

Phân tích từ các chuyên gia Nhật Bản

Ông Shingu Akihiro, Tổng Giám đốc Tập đoàn Anabuki Housing; cho rằng các nhà đầu tư Nhật ấn tượng với đà phát triển của Việt Nam; nhất là tốc độ tăng trưởng dân số và tăng trưởng GDP khá cao và tốc độ đô thị hóa. Theo World Bank, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015 đạt 3%; ngang với Thái Lan và cao hơn Indonesia, Singapore và Philippines, giai đoạn 2015-2020 là 2,6% và 2020-2025 dự kiến là 2,2%, cao nhất trong khu vực.

Ông Yoshinori Nakata, Giám đốc công ty Global Link Cooperative của Nhật Bản nói: “Không chỉ Việt Nam, các nước như Campuchia và Indonesia và một số nước ở châu Á; thị trường bất động sản đang rất phát triển. Tuy nhiên, theo tôi, Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn nhất”. Lý giải về nhận định của mình; nguyên nhân chủ yếu là vì Việt Nam có môi trường đầu tư an toàn và ổn định. Lĩnh vực bất động sản ở đây đang ngày càng phát triển để trở thành kênh đầu tư số 1.

 Nhật Bản và các cuộc chơi bất động sản tại thị trường Việt Nam

Lợi thế khi Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam

Hơn nữa, thị trường bất động sản Việt Nam đang có lợi thế về chính trị ổn định; kinh tế tăng trưởng vững chắc. “Hiện tại đang là đỉnh cao của chu kỳ; nên các nhà đầu tư đang tận dụng thời cơ này để bước chân vào thị trường địa ốc Việt. Họ sợ nếu không đầu tư ngay trong giai đoạn này; thì chắc chắn sẽ lỡ mất một nhịp khi mà Chính phủ đang thực hiện một loạt cải cách, tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành.”; bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao công ty CBRE Việt Nam, cho biết thêm.

Đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội tại các thị trường mới nổi như Việt Nam và các nước Đông Nam Á; khác là một phần nỗ lực của các doanh nghiệp Nhật trong việc tìm kiếm tăng trưởng bên ngoài nước Nhật. Hơn nữa, việc Chính phủ Nhật tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế; cũng giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dòng vốn ra bên ngoài.

Dẫn đầu làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào bất động sản Việt Nam; ngay trong những ngày đầu năm mới 2020; hai chủ đầu tư lớn của Nhật Bản đã công bố liên doanh với Vinhomes; công ty con của Tập đoàn Vingroup để phát triển giai đoạn 2 của dự án đại đô thị Vinhomes Grand Park tại Quận 9, TP. HCM. Hai tập đoàn Nhật dự kiến sẽ đầu tư 100 tỷ yên (khoảng 908 triệu USD); để phát triển 21 toà tháp với tổng cộng 10.000 căn hộ.

Dự án Vinhomes

Vingroup là tập đoàn tư nhân hàng đầu tại Việt Nam; hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực như bất động sản; sản xuất điện thoại di động và ô tô. Vinhomes là thương hiệu bất động sản của tập đoàn Vingroup; với các đại dự án khu đô thị quy mô hàng trăm hecta đang triển khai tại Hà Nội và TP.HCM.

Vinhomes Grand Park có tổng diện tích 271 ha; quy mô dân số khoảng 200.000 người. Vinhomes Grand Park từ giai đoạn 1; đã tạo được cú hích lớn trên thị trường bất động sản Việt Nam; bán hết hơn 10.000 căn hộ ngay trong lần ra mắt đầu tiên vào tháng 7 năm 2019. Giai đoạn 2 có tên là The Origami với thiết kế phong cách Nhật Bản; ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI); nhận diện khuôn mặt để giám sát người ra vào, xe buýt tự hành; để giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí…Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm của mạng lưới đô thị sáng tạo theo quy hoạch phát triển chung của thành phố.

Nguồn: vietnamgroove.com.vn