Lễ động thổ tuyệt đối không được bỏ qua khi xây, sửa nhà

Lễ động thổ tuyệt đối không được bỏ qua khi xây, sửa nhà

30/03/2021 0 Hồ Thị Ngọc 721

Lễ động thổ theo tín ngưỡng Phật Giáo là lễ cúng dâng lên công thần thổ địa coi giữ. Dù là xây dựng mới, cơi nới hay sửa chữa thì đều liên quan tới đất đai nhà cửa nghĩa là có động đến thổ địa, long mạch. Do vậy cần phải dâng cúng lễ vật và cầu khấn các vị thần cho phép khởi sự hanh thông. Có thờ có thiêng – có kiêng có lành, cho nên trình tự cúng bái trước khi động thổ rất được người dân xem trọng.

Lễ động thổ như một phong tục mê tín. Nếu xây nhà mà thực hiện nghi lễ động thổ sẽ giúp mọi thứ suôn sẻ trong quá trình thi công. Thậm chí ý nghĩa lau dài sẽ giúp cho vận khí căn nhà tốt, may mắn , thuận lợi. Đồng thời đươc Thần Tài, Thổ Công chứng giám, che chở và phù hộ cho gia chủ. Hãy đọc những lưu ý sau để hiểu hơn về lễ động thổ và có sự chuẩn bị kĩ càng khi có ý định xây nhà.

Hãy cùng Exu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi rất vui khi được cung cấp thông tin đến quý bạn đọc.

Ý nghĩa của việc động thổ

Lễ động thổ tuyệt đối không được bỏ qua khi xây, sửa nhà

Có lẽ nhiều bạn đã nghe qua cụm từ này rồi. Tuy nhiên, có thực sự hiểu vấn đề này hay không lại là chuyện khác. Vì thế, để có thể hiểu rõ nhất về chủ đề này, bạn nên đọc kĩ bài viết dưới đây. Động thổ là một trong những khâu đầu tiên của quá trình xây dựng công trình.

Sau một thời gian tìm tòi về mảnh đất hay tích cóp tiền xây dựng, động thổ sẽ diễn ra. Nghi lễ này sẽ có sự góp mặt của những người quan trọng trong quá trình xây dựng. Vấn đề lễ động thổ là vấn đề không nên lơ là hay coi nhẹ. Vì nó ảnh hưởng đến tài vận và dương khí của cả công trình. Vì vậy, mọi người luôn rất trịnh trọng trong nghi thức này. Trong nghi lễ, họ sẽ cúng thổ công để trình bày về việc xây dựng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, vấn đề tổ chức nghi lễ này ra sao vẫn còn nhiều người không rõ. Không phải ai khi xây dựng nhà đẹp cũng biết đến việc động thổ công trình thế nào cho đúng. Mang lại thuận lợi trong suốt quá trình thi công xây dựng ngôi nhà về sau. Dưới đây sẽ là hướng dẫn bổ ích về việc Động Thổ trong xây dựng nhà đẹp.

Lễ động thổ tuyệt đối không được bỏ qua khi xây, sửa nhà

Nguồn gốc lễ động thổ

Lễ động thổ bắt nguồn từ truyền thống văn minh lúa nước của dân tộc ta. Để bắt đầu một vụ mùa bội thu, người xưa làm nghi thức xin được động đến đất cho năm mới, cầu mong cả năm làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu. Dần dần, những công việc quan trọng của con người như ( xây nhà cửa, hay sửa chữa nhà cửa) cần tác động đến đất, người ta cũng làm lễ động thổ để xin phép thần linh, cũng là để cầu mong cho công việc thuận lợi, suôn sẻ, con người được may mắn, bình an.

Động thổ cần chú ý điều gì?

Chọn người động thổ: Người chủ nhà nếu được tuổi thì có thể là người trực tiếp động thổ . Trong trường hợp người chủ nhà không được tuổi xây dựng ngôi nhà, thì cần phải mượn tuổi. Phải  mượn tuổi của những người cao tuổi, hoặc của những người thân quen không bị kim lâu hoang ốc.

Chọn ngày giờ tốt để thực hiện nghi thức động thổ: Người chủ đất cần chọn những ngày, giờ tốt đối với mình, để tiến hành thực hiện nghi thức động thổ. tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra sau này, và đem lại may mắn cho gia đình.

Chọn vị trí động thổ: Vị trí động thổ cũng rất quan trọng, không phải động thổ ở bất kì vị trí nào trong khu đất cũng là tôt. mà cần chọn ra được vị trí động thổ đầu tiên, việc xác định này cần có nhiều yếu tố riêng.

Lễ động thổ xây nhà cần những gì?

  • Một bộ tam sinh bao gồm một miếng thịt luộc, một con tôm luộc và một quả trứng vịt luộc
  • Một con gà
  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng
  • Một đĩa muối
  • Một bát gạo
  • Một bát nước
  • Nửa lít rượu trắng
  • Bao thuốc, lạng chè
  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
  • Một bộ đinh vàng hoa
  • Năm lễ vàng tiền
  • Năm cái oản đỏ
  • Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm
  • Năm quả tròn (mâm ngũ quả cúng động thổ xây nhà, làm nhà bao gồm 5 loại trái cây cúng động thổ khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền)
  • Hoa cúng động thổ gồm 9 bông hoa hồng đỏ
  • Một đĩa muối gạo
  • Ba hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước

Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của Lễ động thổ và nên chuẩn bị mâm cỗ cúng động thổ như thế nào cho hợp lí. Chúc các bạn có một ngôi nhà như ý muốn.

Nguồn: saigonhome.vn