Hà Nội: Giá đất tăng sau tin quy hoạch khu đô thị sông Hồng

Hà Nội: Giá đất tăng sau tin quy hoạch khu đô thị sông Hồng

25/03/2021 0 Nguyễn Thị Hạnh 1,249

Sau khi có thông tin Hà Nội sắp phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, giá đất ở, đất vườn tại các khu vực liên quan đã và đang lên cơn sốt từng ngày. Có nơi tăng gấp 2 lần chỉ trong 1 tuần. Chiều ngày 10/3/2021, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp. Cho ý kiến về chủ trương hoàn thiện đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỷ lệ 1/5000) được nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40km. Từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích khoảng 11.000 ha. Thuộc địa bàn của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện. Dân số tính toán theo quy hoạch từ 280.000 đến 320.000 người.

Hãy cùng Exu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi rất vui khi được cung cấp thông tin đến quí bạn đọc.

Sốt đất khiến người bán trà đá cũng gom hàng

Thông tin về Đồ án phân khu đô thị sông Hồng sẽ phê duyệt và ban hành vào tháng 6 tới đã khiến giá đất nhiều quận, huyện trở nên sôi động. Theo khảo sát của phóng viên, tại khu vực Thạch Cầu (Long Biên, Hà Nội). Một mảnh đất trong ngõ rộng 3m được chào bán với giá 50 triệu đồng/m2. Trong khi trước đó giá đất tại khu vực này chỉ 25 – 30 triệu đồng/m2.

Sở hữu nhiều mảnh đất tại Thạch Cầu, chị Ngọc (bán trà đá tại Thạch Cầu) cho biết. Giá đất tại đây đang có xu hướng tăng cao sau khi có thông tin Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Gia đình chị cũng đang cần tìm mua thêm, nhưng không còn đất để mua.

Theo chị Ngọc, phần lớn đất tại khu vực Thạch Cầu đều là đất vườn, không có sổ đỏ. Tuần trước, giá đất không có sổ tại Thạch Cầu khoảng 20 triệu đồng/m2 sát mặt đường lớn. Thì nay đã lên 25 triệu đồng/m2, thủ tục sang nhượng bằng giấy viết tay chỉ cần 2 bên đồng ý.

Giá đất tăng theo Đồ án quy hoạch đô thị sông Hồng

Hà Nội: Giá đất tăng sau tin quy hoạch khu đô thị sông Hồng

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỷ lệ 1/5000) được nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng. Dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích khoảng 11 nghìn ha. Thuộc địa bàn của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện; dân số tính toán theo quy hoạch từ 280-320 nghìn người.

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được Hà Nội khẩn trương hoàn thiện. Và hy vọng quy hoạch sớm được phê duyệt trong tháng 6 tới.

Theo khảo sát của PV Dân Việt, nhiều diện tích đất nằm trong vùng quy hoạch. Khu vực Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang có xu hướng “tăng nhiệt” theo ngày.

Đơn cử, khu vực tuyến phố Thạch Cầu (quận Long Biên). Những lô đất thuộc diện đẹp, giá cao hầu như đã có chủ sở hữu. Theo chia sẻ người dân nơi đây, những người mua thường sẽ tránh các mảnh đất nằm gần hành lang thoát lũ. Nhiều khu đất tuy diện tích nhỏ nhưng có vị trí đẹp, sổ đỏ chính chủ. Giá thường ở mức cao từ 30-40 triệu đồng/m2.

Trung bình, giá đất tại xung quanh Thạch Cầu tăng thêm khoảng 3-5 triệu đồng/m2 so với năm ngoái, tùy từng vị trí. Thế nhưng, nhiều hộ gia đình có đất lại chọn cách “ôm” đất chờ tăng giá thêm.

Đất ngoài đê sông Hồng “biến tướng”

Hà Nội: Giá đất tăng sau tin quy hoạch khu đô thị sông Hồng

Số liệu từ Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020. Trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 60 vụ vi phạm pháp luật về đê điều. Trong đó, tình trạng vi phạm phổ biến là xây dựng công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều và trên bãi sông. Đổ thải, san lấp lấn chiếm lòng sông, bãi sông…

Theo ghi nhận, tại khu vực phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) với khoảng 3/4 dân số sống ở ngoài đê. Việc quản lý đất bãi khu vực này luôn “nóng”. Tại khu tập thể F361, các ngõ 1, 5, 9, 11 (hướng về phía bờ sông) xuất hiện hàng chục công trình xây dựng kiên cố theo kiểu nhà vườn. Theo người dân tại đây, những năm trước. Nhiều nhà phía bên trong thuê đổ phế thải xây dựng lấn sông, rồi xây dựng các công trình kiên cố trên đất lấn chiếm.

Quanh khu vực này còn có các phường Tứ Liên, Nhật Tân, trước đây chủ yếu trồng đào, quất. Tốc độ đô thị hóa cao khiến những mảnh đất vườn dần biến mất. Thay vào đó là những công trình 2- 4 tầng mọc lên. Trong đó, có nhiều công trình xây dựng kiên cố nằm trên đất nông nghiệp.

Phía bên kia cầu, địa bàn các phường Bồ Đề, Long Biên, Ngọc Lâm… Thuộc quận Long Biên, đất nông nghiệp ngoài đê bị biến tướng thành nhà xưởng, xây dựng nhà hàng, quán ăn…

Kết luận của thanh tra về việc chấp hành luật đất đai

Liên quan tới vi phạm ngoài đê sông Hồng. Năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật đất đai trong công tác quản lý Nhà nước đối với việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất nông nghiệp công ích, đất công thuộc trách nhiệm của UBND quận Long Biên và UBND các phường trên địa bàn quận.

Kết luận thanh tra cho thấy đã có 304 trường hợp vi phạm đất nông nghiệp với tổng diện tích đất là 13,7ha. Trong đó, sử dụng không đúng mục đích. Xây dựng trái phép là 286 trường hợp, diện tích 13,3ha và chuyển nhượng trái quy định 14 trường hợp, diện tích 0,17ha; tự san lấp đất trên đất nông nghiệp là 3 trường hợp tại phường Việt Hưng với diện tích 0,15ha.

Nguồn: dantri.com.vn