Gỗ công nghiệp – Những lưu ý khi thiết kế nội thất

Gỗ công nghiệp – Những lưu ý khi thiết kế nội thất

30/03/2021 0 Nguyễn Thị Thu Phương 755

Nội thất gỗ luôn là vật liệu được lựa chọn hàng đầu bởi sự sang trọng; ấm cúng do gỗ mang lại. Nhưng ngày nay gỗ công nghiệp cũng cũng mang lại nhiều lựa chọn trong sản xuất nội thất nhà ở.

Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ chế biến gỗ; gỗ công nghiệp xuất hiện với một số chủng loại phù hợp trong thiết kế và trang trí nội thất mà không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của gỗ; đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Với nguồn gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt; và để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ trong thiết kế nội thất; sản xuất nội thất gia dụng trong gia đình; ván gỗ nhân tạo ra đời; với nhiều chủng loại phong phú; màu sắc đa dạng; phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong nội thất; đặc biệt ván gỗ nhân tạo có đặc tính cơ lý ưu việt là không cong vênh; co ngót nên hiện nay gỗ công nghiệp thường được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất hiện đại.

Hãy cùng Exu tìm hiểu vấn đề này. Chúng tôi rất vui khi được cung cấp thông tin đến bạn đọc.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

  • Ván sợi
  • Ván ghép thanh
  • Ván dăm
  • Ván ép tổng hợp
  • …….

Ván dăm MFC: là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn; keo; cao su…); có độ bền cơ lý cao; kích thước bề mặt rộng; phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine; veneer (gỗ lạng)… Ván MFC chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất; sản xuất đồ mộc gia đình; công sở. Ván được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo; tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm; nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi.

Bạn đang phân vân không biết nên thiết kế nội thất nên sử dụng gỗ công nghiệp như thế nào là tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu ngay những thông tin sau đây để có được sự lựa chọn tốt nhất.

Không phải khách hàng nào cũng dư giả tài chính để chọn lõi gỗ MDF chống ẩm cho thiết kế nội thất căn hộ của mình. Vì vậy, tùy theo mức độ sử dụng mà chúng tôi sẽ có một vài gợi ý dành cho bạn để tối ưu chi phí nhất nhưng vẫn đảm bảo độ bền sử dụng.

Tổng quan

Gỗ công nghiệp thiết kế nội thất gồm 2 phần chính là lõi và phủ bề mặt. Tương ứng mức giá thành và độ bền tăng dần; các loại lõi thường sử dụng là : PB; MDF và HDF; các loại phủ bề mặt là: Melamine; Laminate và Acrylic. Tuy nhiên; phụ thuộc vào mã chất liệu Laminate và Acrylic bạn lựa chọn; mức giá cũng sẽ có sự thay đổi có thể cao hoặc thấp hơn so với nhau.

Ưu điểm các loại gỗ công nghiệp hiện nay

Melamine

Đây là loại gỗ công nghiệp được tạo thành từ các cành cây; nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn; keo; cao su…); có độ bền cơ lý cao; kích thước bề mặt rộng; phong phú về chủng loại.

Melamine có đặc điểm là không mịn; nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ. Đa phần các sản phẩm như bàn làm việc; tủ đều sử dụng loại cốt này. Bề mặt gỗ còn được tráng một lớp Melamine để bảo vệ chống trầy xước; chống thấm nước.

Gỗ công nghiệp – Những lưu ý khi thiết kế nội thất

 

Medium

Gỗ MDF có độ bám sơn và vecni cao do đó thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em; showroom… MDF rất đa dạng về màu sắc vì có thể sơn nhiều màu; dễ tạo dáng (cong; uốn) cho các sản phẩm cầu kỳ; uyển chuyển thêm đa dạng phong phú. Gỗ rất dễ gia công; giá thành rẻ. Cách âm; cách nhiệt tốt.

HDF

Có khả năng cách âm; cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học; phòng ngủ; bếp… Bên trong tấm ván ép HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt; mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng; dễ cong; vênh so với gỗ tự nhiên.

HDF có hơn 40 màu sơn để có thể dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ. Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất. Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn các loại gỗ công nghiệp khác và có độ cứng cao.

Thiết kế tủ bếp bằng gỗ công nghiệp

Tại nhà bếp việc thiết kế nội thất bằng gỗ được sử dụng nhiều nhất và cũng là sản phẩm tiếp xúc thường xuyên với ngoại cảnh là nước và nhiệt độ dẫn tới việc nhanh xuống cấp; hỏng; mục nát hơn các khu vực khác.

Vì vậy; khi thiết kế nội thất bếp; bạn phải luôn ưu tiên những chất liệu cao cấp có khả năng chống ẩm tốt. Bạn nên chọn lõi MDF chống ẩm cho toàn bộ tủ; tuy nhiên nếu muốn tiết kiệm; chúng tôi gợi ý bạn dùng PB chống ẩm cho phần cánh ít tiếp xúc trực tiếp với nước hơn để thay thế.

Với phần phủ bề mặt; chúng tôi gợi ý bạn chọn Laminate với cánh tủ và Melamine nhằm tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo độ bền của tủ bếp. Nếu bạn chọn Acrylic có thể kết hợp cùng Melamine vân gỗ nhằm tiết kiệm chi phí hơn.

Gỗ công nghiệp – Những lưu ý khi thiết kế nội thất

Đồ nội thất khác sử dụng chất liệu gì?

Ngoài tủ bếp; những đồ nội thất khác trong nhà như giường; tủ áo; bàn phấn; kệ tivi;… ít va chạm; tiếp xúc với nước hơn. Chúng tôi gợi ý bạn chọn PB phủ Melamine như một lựa chọn tiết kiệm chi phí khi thiết kế nội thất nhưng vẫn đảm bảo độ bền sau nhiều năm sử dụng.

Lưu ý quan trọng là bạn nên lựa chọn PB từ những đơn vị thiết kế và thi công nội thất uy tín để đảm bảo chất lượng gỗ như mong muốn và cũng để đảm bảo sức khỏe của cả gia đình. Trong gỗ công nghiệp chứa Fomandehit; nếu hàm lượng này cao sẽ dễ dẫn đến cảm giác buồn nôn; đau đầu và cay mắt cho gia chủ.

Trên đây là những thông tin về thiết kế nội thất bằng gỗ công nghiệp; nếu bạn có thắc mắc nào hãy liên hệ đến đơn vị thiết kế uy tín để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất

Nguồn: homehome.vn