Biểu tượng San Francisco – Cầu Cổng Vàng
28/03/2021Nếu tới San Francisco, hãy nhớ tham quan Cầu Cổng Vàng – If you’re going to San Francisco, be sure to wear some flowers in your hairs. Ghé vào khu Chinatown lớn nhất Bắc Mỹ và cuối cùng là tham quan Golden Gate Bridge – cây cầu vĩ đại, đẹp và lãng mạn nhất thế giới.
Cầu Cổng Vàng được coi là cửa ngõ trên con đường từ Thái Bình Dương vào Vịnh San Francisco. Nối liền thành phố San Francisco ở mũi phía Bắc bán đảo San Francisco với hạt Marin gần thị trấn Sausalito ở phía Nam. Cây cầu dài 2,7 km. Khoảng cách giữa các nhịp cầu là 1.280 mét, cách mặt nước 67 mét, còn hai tháp cầu có độ cao 230 mét tính từ mặt nước.
Cùng exu tìm hiểu rõ hơn về công trình kiến trúc Cầu Cổng Vàng:
Giới thiệu
Cửa ngõ vào vịnh San Francisco được đặt tên Chrysopylae, hay còn được gọi là Golden Gate (Cổng Vàng). Bởi nhà thám hiểm John Charles Fremont Fremont vào anwm 1846 bởi vì ông cảm thấy rằng đây chính là cửa ngõ kinh tế cho sự phát triển thương mại của San Francisco. Trước khi xây dựng cây cầu Golden Gate, ở đây có các chuyến phà phục vụ đưa khách du lịch và người dân đến San Francisco.
Năm 1919, Joseph B. Strauss kỹ sư với bề dày kinh nghiệm đã đến San Francisco tiến hành khảo sát hiện trạng. Ông đã thuyết phục các nhà chức trách cho xây dựng một cây cầu và đã được chấp thuận. Dự án bắt đầu ngày 5.1.1933 và mất 4 năm thì hoàn thành.
Golden Gate trở thành cây cầu treo dài nhất lúc bấy giờ và giữ kỉ lục đó 27 năm. Hai tháp treo cao 1280 mét so với mực nước biển.
Nhịp cầu chính giữa là nhịp cầu dài nhất trong các cây cầu treo cho đến năm 1964, khi chiếc cầu Verrazano-Narrows được dựng lên giữa hai quận Staten Island và Brooklyn ở New York.
Joseph B. Strauss được biết đến là kĩ sư hàng đầu có tầm nhìn chiến lược trong dự án này. Tuy nhiên, các kỹ sư khác và nhà thiết kế Charles Ellis Leon Moissieff cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công nút giao thông mang tính biểu tượng này.
Vì sao Cầu Cổng Vàng là biểu tượng của San Francisco
Không chỉ là biểu tượng của riêng San Francisco, Golden Gate Bridge. Cầu Cổng Vàng còn là biểu tượng của cả xứ cờ hoa, sánh ngang với tượng Nữ thần Tự do, tòa nhà Empire State hay Hẻm Núi Lớn. Hàng năm, có hàng triệu lượt khách từ khắp nơi trên thế giới du lịch San Francisco để chiêm ngưỡng và bàng hoàng trước những điều kỳ diệu mà con người có thể làm được.
Thông số kỹ thuật
Chiều cao: 75 mét trên mặt nước
Chiều dài: 2.737 m
Trọng lượng: 80.470 tấn
Lao động: Không rõ, nhưng 11 công nhân chết trong thời gian xây dựng.
Tiến độ: 4 năm.
Chiều cao của tháp so với mặt nước: 227 m
Chiều cao tháp so với đường: 152 m
Chất liệu: Thép
Công suất: tính đến năm 2002, khoảng 1700 triệu xe qua cầu
Vị trí
Cầu được xây dựng tại vịnh Bắc San Francisco, kết nối các thành phố với Marin County, California, USA.
Concept
Năm 1868, tại đây có bến phà đưa đón hành khách đi về giữa San Francisco và Marin County. Sau đó, các nhà đầu cơ chỉ ra rằng giá trị bất động sản cùng với nền kinh tế. Sẽ tăng trưởng vượt bậc nếu cho xây dựng một con đường dành cho giao thông vận tải. Và ý tưởng này đã được thực hiện năm 1933.
Kết cấu Cầu Cổng Vàng
Cầu treo
Cầu có một hệ dầm liên tục với với hệ hai cột tháp hình chữ H có một điểm neo cứng với cả hệ dầm chủ lẫn trụ cầu để đạt được sự ổn định với tải trọng lệch tâm. Từ các cột tháp này, các dây văng được tỏa xuống và đỡ hệ dầm chủ. Các dây văng được neo dọc theo hai bên của hệ mặt cầu vì vậy hệ dây văng sẽ chịu cả tải trọng đứng và xoắn.
Nó có sáu làn xe cho xe cộ lưu thông, với chiều rộng xấp xỉ 27 mét.
Cáp
Trọng lượng của phần thân cầu được truyền sang hệ thống dây cáp xuyên qua hai tháp chính. Và cố định ở phần bê tông ở hai đầu. Mỗi dây cáp được làm bằng 27.572 sợi kim loại. Tổng chiều dài các sợi cáp cấu thành hai dây cáp chính là 129.000km. Tổng chiều dài này bằng 5,79 lần đường kính Trái Đất. Trên mỗi đỉnh trụ tháp có gắn đèn báo hiệu cho máy bay và tàu bè đi lại.
Vật liệu
Trong nhiều năm qua mặt cầu bị hư hỏng nặng bởi độ ẩm và muối có trong sương mù. Các kỹ sư đã cải tạo sửa chữa bằng cách thay thế toàn bộ mặt đường bằng bê tông nhẹ với thép cường độ cao và phủ nhựa epoxy. Việc cải tạo diễn ra giữa năm 1982 và 1986, đã giảm 12.300 tấn của tổng trọng lượng của cây cầu.
Giao thông khu vực Cầu Cổng Vàng
Vì là con đường duy nhất để đi từ San Francisco đến phía Bắc, cây cầu là một phần của quốc lộ U.S Route 101 và California Route 1. Lằn ranh giới giữa các làn xe được dịch chuyển để phù hợp với mô hình giao thông. Vào buổi sáng các ngày thường, giao thông chủ yếu theo hướng nam vào thành phố. Nên bốn trong số sáu làn xe dành cho các phương tiện chạy theo hướng nam. Ngược lại, vào buổi chiều các ngày trong tuần, bốn làn xe dành cho các phương tiện chạy theo hướng bắc. Mặc dù việc lấp đặt một hàng rào di động được bàn đến từ những năm 1980, mãi đến tháng 3 năm 2005.
Ban giám đốc quản lý chiếc cầu mới cam kết sẽ tìm nguồn tài trợ để thực hiện công tác nghiên cứu trị giá hàng triệu USD. Trước khi có thể thực hiện việc lắp đặt một hàng rào di động. Lối đi phía đông chỉ dành cho người đi bộ và xe đạp vào ban ngày của những ngày trong tuần, và lối đi phía tây mở cửa cho xe đạp vào buổi chiều ngày của những ngày trong tuần trong tuần, cuối tuần, và ngày lễ.
Nguồn: kientruc.vn